Một số mẹ bầu lo lắng sẽ gặp tình trạng đẻ rơi trên đường đi sinh do ách tắc giao thông và băn khoăn không biết xử lý như thế nào để có thể mẹ tròn con vuông.
Sự thực, đẻ rơi cũng khá hiếm gặp bởi thời gian chuyển dạ đến khi mẹ thực sự sinh khá dài, có thể kéo dài đến mấy tiếng đồng hồ đến mấy ngày. Tuy nhiên, với một số mẹ sinh nhanh, nguy cơ đẻ rơi vẫn có thể xảy ra nếu không kịp đưa sản phụ đến bệnh viện. Do đó, hãy chuẩn bị cho mình những kiến thức cần thiết để đối phó nếu chẳng may mình rơi vào tình trạng này nhé các mẹ!
1. Ngày dự sinh không hoàn toàn chính xác đối với mỗi thai phụ dù nó được các bác sĩ đưa ra dựa trên tình trạng thực tế của mẹ bầu. Vì vậy mẹ cần chú ý để nhận biết các dấu hiệu chuyển dạ và sẵn sàng nhập viện vào tháng cuối cùng của thai kỳ.
Mẹ bầu cần chú ý cơ thể mình để có thể nhận biết các dấu hiệu sắp sinh.
Các dấu hiệu sau là tín hiệu cho thấy mẹ bầu nên ngay lập tức nhập viện để sinh mà không cần băn khoăn đến ngày sinh nữa:
- Đau bụng và kèm theo các cơn đau và gò của tử cung. Trong khoảng 10 phút mẹ có thể đếm được 2 đến 3 cơn gò.
- Xuất hiện dịch nhớt có màu hồng ở âm đạo, ra huyết ở âm đạo.
- Xuất hiện nước ối.
Khi thấy các triệu chứng này mẹ nên ngay lập tức nhập viện, không nên chờ các cơn đau chuyển nặng mới đi đến bệnh viện. Chưa kể, nếu đi sớm cũng giúp cho mẹ bầu phòng tránh được các nguy cơ như tắc đường…
2. Không nhất thiết mẹ bầu cần phải đến bệnh viện mình mong muốn từ trước mà có thể đến bất cứ cơ sở y tế nào gần nhất trong phạm vi xung quanh nếu mẹ bầu đã có dấu hiệu muốn rặn đẻ khi ngồi lên xe để tìm được sự hỗ trợ.
Lúc này nhân viên y tế sẽ giúp cho thai phụ xử lý qua tình huống nguy kịch. Sau đó, nếu muốn sản phụ có thể đến cơ sở mình tin tưởng và lựa chọn từ trước.
3. Xử lý khi thai nhi có xu hướng rớt ra hoặc mẹ đã sinh bé trên xe
Dù tình huống gì xảy ra người nhà cũng nên thật bình tĩnh để giúp mẹ tròn con vuông.
Lúc này người nhà nên bình tĩnh, để cho sản phụ nằm ngửa, hai chân dang rộng để bé thuận lợi ra ngoài. Mẹ nên dùng sức để rặn bé ra hoàn toàn. Khi bé ra ngoài nên lấy ngay khăn ủ ấm cho bé, đồng thời lau hết nhớt ở miệng bé.
Người nhà cũng nên cột dây rốn của bé bằng sợi chỉ hoặc sợi vải để thắt đường dẫn máu giữa bé mà mẹ. Điều này giúp cho bé tránh được mất máu khi mẹ tiếp tục sổ nhau thai. Sau đó nên tiếp tục đưa mẹ đến bệnh viện gần nhất để có thể được chăm sóc đúng cách nhất.
(Tổng hợp)