Túi ối thường vỡ một cách tự nhiên khi mẹ chuyển dạ sinh con. Nhưng nếu ối bị vỡ trước khi tuổi thai được 37 tuần thì gọi là vỡ ối non.
Vỡ ối non dẫn đến nguy cơ tử vong cho trẻ sơ sinh cao. Có khoảng 75% ca tử vong sơ sinh xảy ra do vỡ ối sớm.
Nước ối là môi trường sống của thai nhi nên khi vỡ sớm thai nhi sẽ bị ngạt, sang chấn hoặc bị nhiễm trùng dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân gây vỡ ối non:
Có nhiều nguyên nhân gây ra vỡ ối. Một số nguyên nhân thường được biết đến như:
– Thai bất thường: đa thai, đa ối, nhau tiền đạo, bong rau thai…
– Sức khỏe mẹ không tốt: mẹ nhiễm bệnh phụ khoa, khung chậu hẹp, hở eo tử cung…
Nước ối là môi trường sống của thai nhi.
– Chấn thương từ tác động bên ngoài như té ngã hay giao hợp quá mạnh bạo cũng khiến cho màng ối bị rách, gây vỡ ối.
– Mẹ có tiền sử vỡ ối trước đó.
– Mẹ bị thiếu dinh dưỡng và vitamin C cũng dễ gây ra vỡ ối.
Dấu hiệu nhận biết vỡ ối non:
Khi chưa đến ngày sinh nhưng mẹ bị tiết dịch nhiều ở âm đạo thì đây là một dấu hiệu cảnh báo vỡ ối non.
Thường mẹ có thể lẫn lộn với bệnh tiểu són vốn thường xuất hiện ở mẹ bầu. Nhưng khi gặp hiện tượng tiết dịch nhiều mẹ nên chú ý theo dõi. Nếu dịch có màu vàng và mùi amoniac đặc trưng thì là tiểu són. Ngoài ra, nếu nước dịch không có mùi, không có màu và có thể lẫn với chút máu thì chính xác mẹ đã bị vỡ ối.
Trong thời gian theo dõi khoảng 1h mẹ nên cẩn thận giữ vệ sinh. Nếu mẹ có đi ngoài thì nên vệ sinh bồn cầu sạch sẽ, hơn nữa mẹ cũng nên dùng giấy mềm sạch và lau chùi đúng cách từ trước ra sau khi đi xong để tránh nhiễm trùng cho thai nhi nếu mẹ thực sự bị vỡ ối.
Phản ứng khi bị vỡ ối non
Khi mẹ phát hiện mình bị vỡ ối non, điều cần làm đầu tiên là phải nhập viện ngay.
Mẹ nên nằm nghiêng trong thời gian dưỡng thai sau vỡ ối non.
Bác sĩ sẽ cho sinh nếu thai đã trên 34 tuần tuổi, lúc này bé đã có thể tự sống. Nhưng nếu thai nhi thấp hơn 34 tuần tuổi, bác sĩ sẽ tiêm thuốc cần thiết để mẹ dưỡng thai thêm. Mọi hoạt động lúc này mẹ bầu nên nghe theo lời bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Thường nếu mẹ chưa thể sinh ngay được, bác sĩ sẽ tiêm thuốc ngừa nhiễm trùng và giảm co thắt để làm chậm quá trình sinh nhưng vẫn đảm bảo được sự ổn định cho bé.
Lúc này mẹ không cho tay hay bất cứ vật gì tiếp xúc vào bộ phận sinh dục để tránh gây nhiễm trùng. Nếu phát hiện có gì bất thường mẹ nên gọi bác sĩ để xử lý tốt nhất.
Mẹ nên nằm nghiêng để nghỉ ngơi tại giường để giúp cho lượng máu đến tử cung tăng và làm chậm quá trình chuyển dạ.
Mẹ cũng cần uống nhiều nước để bù lượng nước ối đã mất. Hơn nữa mẹ phải theo dõi số lần thai máy, nếu không đếm được nhịp máy đều đặn của bé mẹ nên gọi cho bác sĩ. Vì có thể lúc này thai nhi đã gặp sự cố nào đó, cần được can thiệp ngay.
(Tổng hợp)