Theo quan niệm xưa, khi bước vào giai đoạn mọc răng hoặc tập lẫy, tập bò, đầu trăng cuối trăng trẻ thường bị sốt, đi tướt và đây là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Vậy thực hư chuyện này thế nào?
1. Nguyên nhân vì sao trẻ bị sốt, đi tướt khi mọc răng
Trẻ thường đi tướt khi mọc răng
Theo các bác sĩ, hầu hết trẻ mọc răng đều có dấu hiệu sốt, đi tướt nhiều lần trong ngày. Đây là hiện tượng hết sức bình thường ở một số trẻ em. Nguyên nhân trong quá trình mọc răng, cơ thể trẻ tiết ra một loại enzym, enzym này kết hợp với lượng nước bọt tiến ra nhiều hơn bình thường, khi trẻ nuốt vào sẽ có hiện tượng đi tướt.
Hiện tượng đi tướt này khá giống với tiêu chả nên khiến nhiều mẹ lo lắng. Tuy nhiên, tiêu chảy là do đường ruột bị nhiễm khuẩn hoặc trẻ ăn phải thức ăn ôi thiu, không vệ sinh. Còn đi tướt là do vấn đề sinh lý ở cơ thể trẻ. Một ngày, trẻ có thể đi từ 1 – 5 lần phân không sống, nhầy, không có bọt, màu vàng hơi xanh xanh.
Trẻ đi tướt mọc răng vẫn có thể vui chơi, chạy nhảy và ăn uống bình thường, vì vậy các mẹ hoàn toàn không cần lo lắng.
Riêng trường hợp trẻ sốt khi mọc răng, nguyên nhân khi phần lợi sưng và nứt ra không chỉ gây đau cho trẻ mà nó còn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Vì vậy khiến trẻ thường bị đau và sốt. Khi bị sốt trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, đầu nóng, thậm chí trẻ còn thích gặm bất kỳ đồ vật gì bên cạnh để răng giảm đau hoặc ngứa lợi.
2. Làm gì khi trẻ đi tướt hoặc sốt khi mọc răng?
Đối với trường hợp trẻ bị sốt:
– Mẹ có thể cho trẻ ngậm đồ lạnh như kem, nước đá hoặc cho khăn mềm vào tủ lạnh, sau đó cho trẻ ngậm khăn lạnh để giảm đau chỗ lợi bị sưng.
– Nếu trẻ sốt cao thì cần phải cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau.
Đối với trường hợp trẻ đi tướt
Trẻ đi tướt nên cho uống nước cà rốt hoặc nước dừa
– Mẹ tạm thời cho trẻ ngưng bú sữa ngoài từ 1 – 2 ngày.
– Cho trẻ ăn uống đầy đủ, không kiêng bất kỳ thực phẩm gì (một số mẹ quan niệm kiêng hải sản cho trẻ để tránh đau bụng). Ăn uống đủ chất sẽ làm trẻ tăng sức đề kháng và nhanh khỏi bệnh.
– Cho trẻ uống nước cà rốt hoặc nước dừa (bỏ thêm chút muối) để cầm và giảm đi tướt.
– Ở độ tuổi ăn dặm, mẹ có thể cho ăn khoai hoặc chuối nghiền, ăn thực phẩm lỏng để dễ tiêu và dễ hấp thu dinh dưỡng.
– Khi trẻ có dấu hiệu nôn, ói cần cho trẻ ăn đồ lạnh để cầm nôn, ói.
3. Khi nào đưa trẻ đi gặp bác sỹ?
Mặc đù đi tướt mọc răng là triệu chứng bình thường, nhưng nếu sau khi mẹ thực hiện phương pháp ăn kiêng trên mà trẻ vẫn không giảm triệu chứng đi tướt, trẻ biếng ăn, có dấu hiệu sụt cân và quấy khóc nhiều, sốt cao thì cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức.
(Tổng hợp)