Ngôi thai ngược không phải là trường hợp hiếm gặp trong thai sản, và chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Liệu thai nhi ngôi ngược có sinh thường được không và làm thế nào để thai nhi quay thuận ngôi?
1. Những kiểu ngôi thai mẹ bầu nên biết
Có rất nhiều kiểu ngôi thai trong thai kỳ và mỗi ngôi thai sẽ có những cách xử lý riêng. Trước khi tìm hiểu kỹ về ngôi ngược, mẹ cần biết trong thai kỳ có những kiểu thai nào.
– Ngôi thai đầu: Đây là ngôi thai thông thường nhất và nằm theo hướng quay đầu xuống dưới, mông ở phía đáy tử cung. Ngôi thai đầu sẽ thuận lợi cho việc sinh theo đường ngả âm đạo sau này.
– Ngôi thai ngược: Thai thường nằm theo hướng ngược lại và mông ở dưới, đầu quay lên đáy tử cung. Thai ngược hay còn gọi là ngôi mong.
– Thai ngôi ngang là đầu thai nằm ở một bên và mông ở một bên của ổ bụng.
Các tư thế của thai trong từng giai đoạn thai kỳ
Mẹ cần biết, tư thế của thai nhi thế nào trong từng giai đoạn thai kỳ khác nhau để có thể biết thai kỳ của mình phát triển bình thường hay bất thường nhờ vậy có phương pháp xử lý tốt nhất.
– 3 tháng đầu thai kỳ: Lúc này, nước ối khá nhiều, tử cung lại rộng rãi nên thai nhi sẽ nằm theo nhiều hướng khác nhau. Giai đoạn này ngôi thai di động.
– 3 tháng giữa thai kỳ: Tử cung to ra nhiều, đáy tử cung rộng phù hợp với thai nên phần đầu to hơn mông, thai nhi sẽ thường nằm ở tư thế ngược.
– 3 tháng cuối thai kỳ: Thai bắt đầu uốn cong lưng do tử cung trở nên chật chội với thai nhi. Hai đùi và cẳng chân gấp lại cùng với khối mông khiến phần dưới trở nên to hơn phần đầu. Và vì lý do này, thai sẽ bắt đầu quay xuống dưới để mông quay lên phía đáy tử cung.
Nếu 3 tháng cuối thai kỳ thai quay đầu chúc xuống cổ tử cung sẽ giúp mẹ có thể sinh thường dễ dàng hơn. Tuy nhiên, vẫn có ngôi đầu vẫn là ngôi đẻ khó hoặc không thể đẻ được như ngôi trán, ngôi thóp hay ngôi mặt.
2. Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược
Suốt thời gian mang thai phần lớn thai nhi sẽ hướng mông mình về tử cung của mẹ và khi được 28 tuần thai, chỉ có 15% thai nhi ngôi ngược. Sang tuần thai tiếp theo hầu hết thai nhi sẽ quay đầu để quá trình sinh của mẹ diễn ra dễ dàng hơn.
Sang tuần 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến 40 con số này còn lại là 3%. Đến nay, các chuyên gia vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác của hiện tương thai ngược, tuy nhiên, nó là một sự két hợp của một vài lý do dưới đây ảnh hưởng đến sự chuyển động của em bé trong tử cung.
– Nguyên nhân từ mẹ bầu: Do mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ khiến cho thai nhi không có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường và có thể ở vị trí bất kỳ nào đó trong những tuần cuối. Một nguyên nhân khác có thể do không gian tử cung không đủ để quay đầu, mẹ mang thai đôi hoặc ba, tử cung có hình dạng bất thường, lạm dụng thuốc, mẹ lớn tuổi…
– Nguyên nhân tử thai nhi như thai nhi sinh non khi chưa kịp quay đầu, thai nhi bị dị tật hoặc dây rốn ngắn.
3. Thai nhi ngôi ngược có thể sinh thường được không?
Đây là thắc mắc của rất nhiều thai phụ. Theo các bác sĩ, có rất nhiều cách khác nhau để xử lý thai ngược và thai phụ vẫn có thể sinh thường nếu thai nhỏ, con rạ và tầng sinh môn đã giãn nhiều. Với những yếu tố trên mẹ bầu có thể sinh theo đường ngả âm đạo, có can thiệp từng phần.
Ngoài ra, đối với thai nhi nặng trên 3kg, mẹ lớn tuổi, có sa dây rốn, suy thai trong quá trình chuyển dạ kéo dài thì sẽ buộc phải chỉ định sinh mổ để giảm tỉ lệ sang chấn cho thai nhi.
Ngày nay, các bác sĩ cũng có thể xác định ngôi ngược hay không, điều quan trọng là thai phụ cần đi khám thai đều đặn, nhất là vào tháng thứ 7 thai kỳ để có biện pháp xử lý kịp thời.
4. Làm thế nào để thai nhi quay thuận ngôi?
Trước đây, một số thông tin cho rằng các bà mẹ gần vào tháng đẻ hãy dành khoảng 1 giờ mỗi ngày để tập theo tư thế quỳ đầu gối, đầu cúi xuống giường, mông chổng ngược lên để thai tự quay đầu xuống dưới và trở thành ngôi đầu.
Một số lời khuyên khác còn chỉ các bà mẹ làm thủ thuật xoay thai bằng cách day nắn bên ngoài thành bụng để thai quay đầu xuống dưới (vào lúc chưa chuyển dạ hoặc ngay khi mới bắt đầu chuyển dạ). Tuy nhiên, những lời khuyên trên không phải bao giờ cũng thành công và thậm chí còn gây nguy hiểm cho thai nhi. Do vậy, rất ít bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ thực hiện những cách trên.
Cách tốt nhất để xử lý thai ngược là nhờ bác sĩ tư vấn. Trong thực tế, nhiều trường hợp có thể sinh thường ngôi ngược với điều kiện người thầy thuốc phải có kinh nghiệm để đảm bảo không xảy ra tai biến với thai nhi. Đó là lí do rất nhiều bác sĩ khuyên bạn nên mổ bắt thai khi bắt đầu chuyển dạ để đảm bảo an toàn nhất với thai nhi.
5. Cách phòng ngừa ngôi ngược
Trong các trường hợp sinh non, ngôi ngược thường chiếm tỉ lệ cao hơn ngôi thuận, vì vậy mẹ bầu cần phải chăm sóc thai nghén thật tốt để không sinh non. Đây chính là một trong cách giảm tỉ lệ ngôi ngược.
Ngoài ra, ngôi ngược thường xuất hiện ở những bà mẹ có khung chậu hẹp, rau bám thấp, tử cung không bình thường hoặc do nước ối ít. Nếu nguyên nhân do người mẹ hay tử cung, thai nhi bất thường thì rất khó để thay đổi được tư thế của thai nhi khi đó đã là ngôi ngược.
(Tổng hợp)