Sinh mổ chủ động: Những điều mẹ nhất định phải biết

0
10

Sinh mổ trước đây là lựa chọn bất đắc dĩ khi mẹ bầu có vấn đề về thai kỳ không thể sinh nở bình thường được. Nhưng hiện nay, nhiều mẹ chủ động chọn sinh mổ chỉ để chọn ngày sinh đẹp cho con.

Trong một số trường hợp khác, mẹ bầu có các vấn đề về sinh nở đã được dự đoán từ trước cũng chủ động để chọn sinh mổ. Để không quá bất ngờ khi sinh mổ, dù mẹ đã chủ động chọn hình thức sinh này vì nguyên nhân gì, dưới đây là những điều mẹ bầu nên biết.

Lợi ích khi chọn sinh mổ chủ động

Nếu sinh bình thường, chỉ có 5% trẻ chào đời đúng ngày dự sinh. Ngược lại, nếu chủ động chọn sinh mổ, mẹ sẽ biết chính xác ngày, giờ chào đời của bé.

Khi sinh mổ chủ động mẹ biết chính xác ngày giờ bé chào đời tự sớm.

So với sinh thường và sinh mổ cấp cứu, sinh mổ chủ động giảm được nguy cơ xuất hiện chứng băng huyết ở mẹ. Ngoài ra, sinh mổ chủ động cũng giảm thiểu các nguy cơ như: nhiễm trùng, chấn thương thai nhi, tổn thương nội tạng…

Sinh mổ chủ động cũng hạn chế nguy cơ thai nhi bị ngạt do thiếu oxy.

Những rủi ro có thể phát sinh khi mẹ sinh mổ chủ động

Đối với mẹ

Tử cung của mẹ hồi phục kém, chính vì mổ bắt thai sẽ khiến mẹ bị mất nhiều máu.

Khi mổ chủ động thường đoạn eo tử cung chưa giãn mỏng đến độ tự nhiên cần thiết, hơn nữa lúc này ngôi thai vẫn còn quá cao. Điều này khiến mẹ bầu có thể bị chảy máu, rách eo tử cung hay rách cổ tử cung.

Việc sinh mổ cũng khiến mẹ lâu hồi phục hơn so với những mẹ bầu sinh tự nhiên. Vết mổ có nguy cơ gây dính, tắc ruột cao hơn sinh bình thường.

Đối với bé

Bé khi sinh mổ dễ bị suy hô hấp cấp tính hoặc hội chứng phổi ướt, đây là hội chứng chậm hấp thu dịch phổi.

Bé cũng dễ gặp các biến chứng do chào đời sớm hơn thời gian sinh nở tự nhiên như: hạ thân nhiệt, nhiễm trùng huyết, vàng da, thời gian điều trị sau sinh tăng lên do sức đề kháng kém…

Trước giờ sinh mổ nếu mẹ có thắc mắc gì thì nên trao đổi với bác sĩ để an tâm.

Các bước chuẩn bị khi mẹ chọn sinh mổ chủ động

Mẹ nên tắm rửa sạch sẽ, dọn dẹp “cô bé” gọn gàng để ca mổ được tiến hành thuận lợi. Vệ sinh sạch sẽ giúp giảm bớt nguy cơ nhiễm trùng. Trước khi mổ mẹ nên vệ sinh hay thụt rửa hậu môn để làm sạch cơ thể.

Mẹ cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng. Trước giờ lên bàn mổ khoảng sáu giờ mẹ bầu không được ăn hay uống gì. Tuy nhiên trước đó mẹ nên ăn cháo, soup, uống nước hay những thực phẩm dễ tiêu để đảm bảo đủ sức khỏe bước vào ca phẫu thuật. Sau khi sinh, dưới tác động của thuốc tê đồng thời nhu động ruột và hệ tiêu hóa cũng hoạt động kém hơn dẫn đến mẹ bầu sẽ bị nôn, chính vì vậy mẹ cần tránh các thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ.

Biết được thời gian sinh chính xác giúp mẹ bầu dễ dàng chuẩn bị chu đáo các đồ dùng đi viện. Mẹ nên chuẩn bị đồ vệ sinh cá nhân, quần áo cho mẹ và bé, đồ dùng hàng ngày… Mẹ chỉ cần chuẩn bị những bộ trang phục gọn gàng và thoải mái là được.

Thủ thuật mổ như thế nào?

Ca mổ tiến hành bằng cách bác sĩ sẽ rạch một đường dài trên bụng và tử cung để lấy em bé ra. Đây là một ca mổ không mấy phức tạp. Tuy nhiên biến chứng trong ca mổ có tỷ lệ 10%. Chính vì vậy, nếu cảm thấy có gì bất an, lo lắng hay chưa rõ thì mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ để được làm rõ và an tâm trước giờ sinh.

Mẹ nên chọn gây tê cục bộ hay gây mê trước khi bước vào phòng sinh.

Thường, ca mổ sẽ được tiến hành gây mê cục bộ. Nghĩa là mẹ bầu sẽ vẫn tỉnh táo trong suốt thời gian phẫu thuật.

Những điều mẹ bầu cần cân nhắc và quyết định trước khi mổ là:

– Mẹ muốn được gây tê cục bộ hay gây mê toàn bộ trong thời gian mổ.

– Mẹ sẽ chọn ai bên cạnh mình trong thời gian sinh nở nếu được chọn 1 người.

– Mẹ muốn ai là người ẵm bé trong thời gian mình ở phòng hồi sức.

Cuối cùng mẹ cần tìm hiểu về cách giảm đau sau khi sinh mổ và cách hồi phục cho cơ thể. Sau khi sinh mẹ sẽ không có thời gian để làm việc này đâu, hãy chuẩn bị sẵn kiến thức để áp dụng ngay khi cần mẹ nhé.

(Tổng hợp)

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận