Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ với 5 nguyên tắc cực đơn giản

0
15

Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ nhất là trẻ sơ sinh thường gặp hai trường hợp trái ngược. Một là các mẹ giữ con quá kỹ dẫn đến sai cách, hai là lơ là bởi thời gian Tết nhất quá bận rộn. Tuy nhiên, phòng bệnh cho các bé độ tuổi này khỏi các bệnh thông thường vào những ngày xuân lại không quá khó khăn phức tạp, một khi mẹ biết về bệnh và tuân thủ các nguyên tắc đơn giản như đề cập trong bài chia sẻ dưới đây. 

Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ sơ sinh ngày Tết không hề khó. Ảnh Internet 

1. Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhất vào dịp Tết

Các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhất vào dịp Tết không khó để chúng ta điểm danh. Với trẻ độ tuổi sơ sinh, các bệnh trẻ hay mắc phải và dễ mắc phải nhất trong kỳ nghỉ Tết có thể kể đến như dưới đây.

1.1 Bệnh về da

Trẻ sơ sinh bình thường đã rất dễ bị nổi mẩn ngứa, dị ứng và hăm tã. Các bệnh về da này càng tăng vào dịp Tết Nguyên Đán vì đây là thời điểm giao mùa, thời tiết tương đối khó chịu.

Bên cạnh đó, thời gian nghỉ Tết cũng là dịp các gia đình nhỏ đi thăm bà con họ hàng, có nhiều bé sẽ được ba mẹ mang theo đi đây đó nhiều nơi. Vì thế, các yếu tố khách quan từ môi trường lẫn chủ quan như việc mẹ không giữ vệ sinh cho bé được kỹ lưỡng như ở nhà, hoặc việc phải dùng tã suốt ngày,…tất cả đều góp phần khiến cho con rất dễ bị các bệnh về da thông thường. Dù không nguy hiểm đến sức khỏe, song nếu gặp phải đều làm cho con khó chịu, nếu nặng có thể sẽ khiến bé dễ quấy khóc. 

Bé dễ bị hăm tã dị ứng da nếu mẹ chăm sóc con không kỹ vào thời gian nghỉ Tết. Ảnh Internet 

1.2. Rối loạn tiêu hóa

Với các bé đang bú mẹ lẫn ăn dặm hay đã tập ăn tốt vào dịp Tết đều rất dễ gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa.

Một điều dễ thấy là các bé đang bú mẹ phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng sữa mẹ. Trong khi đó, thời gian Tết, các mẹ cho con bú lại thường có chế độ ăn uống không đảm bảo, dẫn đến ảnh hưởng cả về chất lẫn lượng của sữa. Điều này chính là nguyên nhân khiến bé dễ gặp rối loạn tiêu hóa hơn so với bình thường.

1.3. Cảm sốt, cảm cúm

Thời gian Tết đến hết tháng 2 được cho là khoảng thời gian thời tiết có nhiều chuyển biến thay đổi vì giao mùa. Do vậy thời điểm này được gọi là thời điểm của virus vi khuẩn sinh sôi thuận lợi. Chúng cũng chính là tác nhân dễ khiến các bé sơ sinh có sức đề kháng yếu dễ bị cảm sốt, cảm cúm.

Bên cạnh đó, yếu tố di chuyển thường xuyên đi đây đó hoặc thay đổi từ môi trường này qua môi trường khác cũng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe non nớt của trẻ. Nên, con vì thể cũng dễ bị cảm sốt, cảm cúm hơn thông thường nhất là các bé chưa được chích ngừa để tăng đề kháng. 

Bé dễ bí cảm sốt cảm cúm nếu thường xuyên ở trong các môi trường thay đổi thời tiết khác nhau. Ảnh Internet 

1.4. Bệnh đường hô hấp

Trong các bệnh trẻ sơ sinh thường gặp nhất vào dịp Tết có lẽ bệnh đường hô hấp là phổ biến hơn cả. Cũng từ điều kiện thời tiết, việc di chuyển và việc mẹ chăm sóc bé không được chu đáo trong thời gian này là nguyên nhân chính dẫn đến việc trẻ mắc các bệnh về hô hấp như viêm đường hô hấp trên , viêm phế quản, viêm phổi.

2. Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ như thế nào?

Nói đến phòng bệnh cho trẻ nói chung, ngày Tết nói riêng, có thể nhiều cha mẹ thấy điều này thực khó khăn hoặc nghiêm trọng. Thực chất, việc phòng bệnh cho con 3 ngày xuân có thể bắt đầu bằng những việc vô cùng đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Cụ thể nhất là 5 nguyên tắc cực dễ ghi nhớ như dưới đây. 

Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ là việc cần thiết mẹ nên làm. Ảnh Internet 

2.1. Phòng bệnh ngày Tết cho trẻ bằng việc mẹ chăm sóc tốt bản thân

Với trẻ sơ sinh đang bú mẹ, kể cả con đã ăn dặm thì nguồn sữa mẹ luôn cần phải được bảo đảm về lượng lẫn chất. Vì thế, mẹ cần bảo đảm 3 điều sau đây:

  • 3 ngày Tết dù mẹ có bận rộn đến đâu hay chán ăn uống thì vẫn cần vì trẻ mà chú ý đến chế độ ăn uống của mình như bình thường không nên lơ là.
  • Mẹ cần bảo đảm 3 bữa mỗi ngày, ăn chín uống sôi, ăn đúng giờ, đủ chất, uống đủ nước.
  • Tránh căng thẳng và nên hạn chế các thức ăn làm hạn chế nguồn sữa cho bé. 
Mẹ ăn uống tốt để đảm bảo nguồn sữa đủ và chất lượng cho bé. Ảnh Internet 

2.2. Giữ ấm, che chắn cho trẻ đúng cách

Như chúng ta đã biết, Tết Nguyên Đán 2020 rét đậm ở một số nơi là điều đã được dự đoán. Do vậy, mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ đúng cách nhất là các vùng trời lạnh vào thời gian nghỉ Tết này.

Mẹ hãy lưu ý giữ ấm vùng cổ, ngực, tay và chân cho bé bên cạnh việc mặc quần áo ấm. Mẹ có thể chuẩn bị thêm khăn quàng, mũ ấm và vớ để chắc chắn các vùng này trên cơ thể con không bị lạnh.

Ở những vùng thời tiết khô nóng hoặc gió, mẹ cần lưu ý che chắn cho bé cẩn thận. Có thể sử dụng kem chốn nắng dành cho bé nếu ra ngoài lâu, kèm theo đội nón và nhất là cho bé đeo khẩu trang nếu ở những nơi nhiều khói bụi, đông người. 

Mẹ cần giữ ấm cho bé đúng cách nếu gặp thời tiết lạnh. Ảnh Internet 

2.3. Cẩn thận chu đáo khi cho trẻ đi ra ngoài

Mấy ngày nay chúng ta cũng tiếp nhận thông tin tình trạng bệnh viêm phổi cấp do virus corona gây ra đang làm cả thế giới lo lắng. Dịp mùa xuân hay Tết Nguyên Đán cũng là mùa của di chuyển và du lịch nhiều. Điều này càng làm chúng ta phải thận trọng hơn nhất là những gia đình có con nhỏ khi phải di chuyển đi lại giữa các tỉnh thành.

Bố mẹ hãy thật cẩn trọng khi đưa bé đi ra ngoài. Cần trang bị thêm cho con khẩu trang dành cho trẻ nhỏ, che chắn kỹ và khi đến những nơi đông người nên giữ khoảng cách an toàn cho bé. 

Cho bé đeo khẩu trang và giữ khoảng cách an toàn khi đến những chỗ đông người. Ảnh Internet 

2.4. Chú ý về việc ăn uống với các bé ăn dặm

  • Mẹ hãy bảo đảm chọn lựa thực phẩm ngày Tết sạch, chế biến kỹ càng để an toàn cho hệ tiêu hóa của bé.
  • Chế biến thực phẩm tươi mới cho con, tránh tình trạng nấu một lần rồi hâm lại cho bé vì quá bận rộn. Mẹ nên chế biến, trữ đông, rã đông thực phẩm đồ ăn dặm cho bé đúng cách để phòng tránh tiêu chảy, bệnh về đường ruột cho con.
  • Bảo đảm 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn ăn dặm của trẻ hàng ngày.
  • Cho con ăn đúng bữa, khoa học, không ép bé và cũng không để con bỏ bữa vì thiếu kiên nhẫn trong những ngày này.
  • Bảo đảm bé vẫn bú đủ cữ và việc con uống đủ nước mỗi ngày. 
Mẹ cho bé bú đủ cữ mỗi ngày. Ảnh Internet 

2.5. Tăng sức đề kháng cho con mỗi ngày

Tăng cường sức đề kháng cho trẻ mọi độ tuổi là việc mẹ cần chú ý thực hiện hàng ngày. Việc tăng sức đề kháng cho bé cũng không phải là bài toàn khó, mẹ hoàn toàn có thể hoàn thành nhiệm vụ này một cách đơn giản bằng việc tuân thủ các điều sau đây:

  • Cho bé bú đủ cữ, uống đủ nước
  • Ăn dặm lành mạnh đúng cách
  • Mẹ tăng cường rau xanh, trái cây và thực phẩm giàu đạm để tăng chất lượng nguồn sữa cho bé.
  • Bổ sung vitamin C, vitamin D cho con phù hợp
  • Tăng cường các thực phẩm có chứa lợi khuẩn cho mẹ và bé ăn dặm như sữa chua, súp miso, chuối, măng tây, phô mai, yến mạch.
  • Cho bé ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ. Tết là dịp các bé được gặp gỡ nhiều người, nhiều anh chị em nên có thể ham vui không chịu ngủ. Mẹ cần cứng rắn trong việc bảo đảm giấc ngủ của bé, có như thế con mới khỏe và vui vẻ được.
  • Cho con ăn mặc phù hợp với điều kiện thời tiết cũng như mục đích di chuyển (nếu có) ngoài mục đích diện đẹp cho bé ngày Tết.
Cho con ngủ đủ giấc và ngủ đúng giờ hàng ngày. Ảnh Internet

Có thể nói rằng phòng bệnh ngày Tết cho trẻ là việc làm dù cần thiết, đơn giản nhưng bấy lâu nay vẫn có không ít gia đình có con nhỏ lơ là. Lý do duy nhất của chúng ta thường là vì năm hết Tết đến luôn bận rộn. Chúng ta nên lưu ý rằng, bận rộn dịp Tết là điều không thể tránh nhưng phòng tránh bệnh thông thường cho trẻ để ngày xuân con mạnh khỏe vui tươi là điều hoàn toàn có thể chủ động thực hiện. Chuyên mục Có con 0-12 tháng của rất hy vọng, qua chia sẻ ngắn gọn ở trên sẽ giúp cha mẹ thêm lưu ý và kỹ lưỡng hơn, trong việc chăm sóc các bé kỳ nghỉ Tết này. Vì phòng bệnh trong mọi trường hợp và dù là phòng những bệnh thông thường nhất bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh.

Cát Lâm tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận