Pha sữa đúng cách giúp đảm bảo dinh dưỡng và hạn chế làm biến chất sữa. Do đó, bất cứ bà mẹ nào cũng cần biết cách thực hiện công việc này. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây nếu bạn chưa nắm vững các bước trong pha sữa. Những thông tin được cung cấp sẽ vô cùng hữu ích đối với bạn.
1. Hướng dẫn pha sữa đúng cách cho bé
Pha sữa đúng cách cho trẻ sơ sinh là rất quan trọng vì lúc này hệ tiêu hóa của bé yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công. Hãy bảo vệ sức khỏe con mình bằng cách tham khảo hướng dẫn pha sữa, bạn nhé!
1.1. Nguyên vật liệu cần chuẩn bị để pha sữa cho bé
- Sữa bột
- Nước sạch
- Chai đựng sữa có núm vú cho bé
- Muỗng, nồi, khăn sạch
1.2. Cách pha sữa đúng cách cho trẻ
- Bước 1: Bạn rửa tay thật kỹ rồi rửa sạch các vật dụng dùng để pha sữa.
Bạn rửa tay trước khi pha sữa cho bé. Nguồn ảnh: Internet
- Bước 2: Bạn đun một nồi nước sôi rồi tắt bếp.
- Bước 3: Bạn cho muỗng, bình sữa và núm vú vào một cái nồi sạch khác. Sau đó, hãy đổ lượng nước sôi vào ngập các dụng cụ, chờ 1 lúc rồi lấy ra ngoài.
- Bước 4: Bạn đọc hướng dẫn trên hộp sữa. Sau đó, hãy đổ lượng nước nóng 40 độ C phù hợp vào bình sữa, thêm sữa vào.
- Bước 5: Bạn lắc nhẹ bình hoặc dùng muỗng đã khử trùng để hòa tan bột sữa và nước.
- Bước 6: Bạn dùng khăn sạch để lau khô mặt ngoài bình sữa.
- Bước 7: Bạn đợi sữa nguội đến nhiệt độ cơ thể là khoảng 37 độ C rồi mới vặn núm vú, cho bé bú.
- Bước 8: Sau khi bé bú sữa xong, bạn đổ bỏ lượng sữa thừa trong bình và làm sạch bình, cất ở nơi hợp vệ sinh.
2. Lưu ý khi pha sữa cho bé
Trên mỗi nhãn chai sữa hoặc tờ hướng dẫn kèm theo đều có thông tin về cách pha sữa bột đúng cách cho trẻ. Các mẹ nên đọc kỹ thông tin này bởi lượng sữa và nước dùng để pha ở mỗi loại sữa là khác nhau. Dưới đây là một số lưu ý mà mẹ trẻ cần chú ý.
- Trẻ có lượng ăn khác nhau tùy vào mỗi trẻ và độ tuổi của trẻ. Do đó, tùy thuộc vào sức ăn của con mình mà bạn pha lượng sữa phù hợp.
- Khi pha sữa đúng cách cho bé, bạn chỉ sử dụng nước đun sôi để nguội bớt. Nhiệt độ nước thích hợp là từ 40 – 50 độ C, không nên nóng hoặc nguội quá.
- Các mẹ chỉ nên sử dụng sản phẩm còn hạn sử dụng cho con.
- Bạn cần chú ý để pha sữa với đúng lượng nước phù hợp, tránh để loãng hay đặc quá.
- Nếu thấy con có các biểu hiện bất thường khi dùng sữa, mẹ cần ngừng cho con ăn sữa ngoài và hỏi ý kiến bác sĩ. Đôi khi, những triệu chứng này là do bé chưa quen với sữa mới hoặc là dị ứng với loại sữa đang dùng.
- Bạn nhớ kiểm tra sữa công thức trước khi mua. Đối với sữa đã dùng, nếu thấy sữa ngả màu, chuyển sắc thì cần loại bỏ ngay.
3. Những điều không được làm khi pha sữa đúng cách cho bé
Bên cạnh những điều cần thực hiện, các mẹ cũng cần chú ý một số việc không được làm khi pha sữa đúng cách cho bé. Dưới đây là những điều cấm kỵ nhất:
- Không dùng sữa đã pha để quá nhiều giờ trong nhiệt độ phòng.
- Mẹ nhớ rằng không nên dùng loại nước khác pha sữa cho con, dù cho đó là nước hoa quả. Đồng thời, không cho thức ăn khác vào sữa.
- Bạn không làm nóng chai sữa bằng lò vi sóng. Nếu cần, hãy đặt đứng bình sữa vào 1 ly nước sôi để làm nóng sữa.
- Không ép bé ăn quá nhiều khi bé đã no.
- Không đặt bé nằm trên giường ngay khi vừa bú xong.
- Không cho bé bú sữa khi bé đang ngủ và không để bé tự bú sữa một mình.
- Không để bé bú sữa quá lâu vì việc ngậm núm vú lâu cũng khiến sản sinh vi khuẩn.
- Không nên trộn các loại sữa bột khác nhau để pha cho bé uống.
4. Hướng dẫn kiểm tra sữa trước khi cho bé uống
Dù đọc xong thông tin pha sữa đúng cách cho bé, nhiều mẹ trẻ vẫn khá bỡ ngỡ. Nếu đang trong trường hợp đó, bạn đừng lo và cứ pha theo hướng dẫn ở trên. Sau đó, hãy kiểm tra lại sữa theo cách này:
Bạn nhỏ một vài giọt sữa ra cổ tay của mình để kiểm tra. Nếu thấy nóng quá, hãy chờ sữa nguội bớt hoặc đặt sữa trong một chén nước mát để giảm nhiệt độ.
Bên cạnh cách trên, bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế nấu ăn để đo nhiệt độ của sữa. Hãy để bé bú sữa còn ấm, nhiệt độ phù hợp với cơ thể. Đừng đợi sữa quá nguội rồi mới cho bé bú vì sẽ có hại đến hệ tiêu hóa của trẻ.
5. Lượng ăn của trẻ theo từng độ tuổi
Mỗi trẻ có một lượng ăn khác nhau. Theo thống kê của các chuyên gia, lượng sữa mà các trẻ nhỏ cần dùng thường là:
- Trẻ sơ sinh dưới 1 ngày tuổi chỉ nên bú sữa mẹ, có thể bú 8 – 12 cữ/ngày. Kích thước dạ dày của trẻ rất nhỏ và chỉ chứa được tầm 5 – 7ml/lần ăn.
- Trẻ từ 1 – 3 ngày tuổi: Trẻ có thể bú sữa mẹ với lượng sữa 22 – 27ml/lần ăn.
- Trẻ 7 ngày tuổi cần ăn từ 45 – 60ml sữa/lần ăn.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi thường cần 60ml sữa/lần ăn, ngày ăn từ 8 – 10 lần.
- Trẻ từ 1 đến 2 tháng tuổi ăn 90ml sữa/ lần, mỗi ngày ăn từ 7 – 10 lần.
[caption-10]
- Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi có thể ăn khoảng từ 120 – 230ml sữa/lần, mỗi ngày ăn khoảng 5 lần.
- Trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi ăn 125 – 250ml sữa/ lần, mỗi ngày ăn 5 lần.
- Trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi ăn 125 – 250ml sữa/ lần, mỗi ngày ăn từ 4 lần.
6. Cách bảo quản sữa bột cho trẻ
Như đã nói ở trên, sữa sau khi pha không được để quá lâu trong môi trường bên ngoài. Bạn chỉ có thể bảo quản sữa bột chưa pha theo cách sau:
- Bạn đậy kín nắp hộp sữa sau khi sử dụng.
- Sữa cần để nơi khô ráo, thoáng mát, không bị ánh nắng mặt trời chiếu vào.
- Sữa chỉ dùng trong vòng từ 20 – 30 ngày sau khi mở nắp.
Trên đây là những ướng dẫn pha sữa đúng cách cũng như các lưu ý cần thiết khi pha sữa. Các mẹ trẻ có thể tham khảo để cho con một bữa ăn vừa an toàn, ngon miệng lại nhiều dinh dưỡng nhé!
Như Nguyễn Tổng hợp