Ốm nghén tuần 13 có gì khác biệt? Cần làm gì trong giai đoạn này?

0
8

Ốm nghén tuần 13 có thể sẽ kết thúc hoặc giảm hơn rất nhiều so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, điều này không đúng với tất cả các bà bầu, một số trường hợp cơn nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 20. Để hiểu rõ hơn về thời điểm vàng của thai kỳ này mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

1. Ốm nghén tuần 13 có giảm không? Có những thay đổi nào ở giai đoạn này?

Khi thai được 13 tuần tức là bà bầu đã mang thai được 3 tháng. Đây là thời điểm thai nhi đã bắt đầu ổn định và mẹ bầu sẽ giảm cơn ốm nghén tuần 13 hơn hẳn so với các tuần trước đó.

Có thể giải thích nguyên nhân của tình trạng này như sau: Ốm nghén thường bắt đầu ở tuần thứ 5 hoặc thứ 6, lên đỉnh điểm ở tuần thứ 9, thứ 10 sau đó giảm dần ở tuần thứ 11. Sang tuần thứ 13 đa số cơn ốm nghén đã giảm một nửa hoặc hết hẳn do mức độ hormone thai kỳ Gonadotropin giảm xuống mức thấp nhất.

Tuy nhiên, con số này không chính xác với tất cả các bà bầu. Một số trường hợp ốm nghén có thể kéo dài đến tuần thứ 14 hoặc dài hơn là 20 tuần. Tuần thứ 13 ở đây được xem như một thời điểm để các chuyên gia sức khỏe sinh sản theo dõi sức khỏe thai nhi. Chính vì thế, nếu bà bầu bước sang tuần thai thứ 13 mà vẫn ốm nghén thì không cần quá lo lắng.

Dưới đây là một số thay đổi thường gặp ở bà bầu khi bước sang tuần thai thứ 13:

  • Có cảm giác yêu đời, yêu chính mình hơn, bớt cáu gắt hơn trước đó.
  • Luôn cảm thấy tràn đầy năng lượng.
  • Tăng cân nhẹ.
  • Có ham muốn tình dục trở lại.
  • Da ở bụng bắt đầu xuất hiện vết rạn.
  • Bà bầu trở nên vụng về hơn trong công việc.
  • Một số bà bầu có thể chảy máu cam ở giai đoạn này.
Tuần thứ 13 đa số các bà bầu sẽ hết ốm nghén. Ảnh: Internet

2. Ốm nghén tuần 13 có những triệu chứng nào?

Như đề cập ở trên, thông thường bà bầu sẽ hết ốm nghén ở giai đoạn này. Tuy nhiên, một số trường hợp cơn nghén có thể kéo dài thêm vài tuần lễ với các triệu chứng như sau:

  • Chuột rút : Sang tuần thứ 13, một số phụ nữ mang thai có tình trạng bị chuột rút. Đây là triệu chứng rất bình thường và có thể dễ dàng xoa dịu bằng cách vận động nhẹ, tắm nước nóng hoặc nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu chuột rút kèm sốt, chóng mặt thì bà bầu nên thăm khám bác sĩ nhé.
  • Thèm ăn nhiều hơn : Cơn ốm nghén tuần 13 có thể tiếp tục với cảm giác thèm ăn nhiều hơn. Lúc này không đơn giản là cơn thèm chua, thèm ngọt hay mặn mà bà bầu có thể thèm nhiều món ăn khác nhau do đòi hỏi từ sự thay đổi của cơ thể.
  • Nghẹt mũi : Như chúng ta đều biết, ốm nghén khiến bà bầu suy giảm hệ miễn dịch gây nên tình trạng sốt, ho hoặc nghẹt mũi, khó thở. Điều này có thể bắt nguồn từ các nguyên nhân như cảm lạnh, nhiễm trùng, cảm sốt… Lời khuyên tốt nhất là hãy thử bổ sung thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, hoặc nếu muốn dùng thuốc thì cần hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Ợ nóng : Cơn ốm nghén xuất phát từ thay đổi nội tiết ở giai đoạn này có thể gây ra chứng ợ nóng khó chịu. Lời khuyên từ các chuyên gia là hãy chia bữa ăn thành nhiều bữa ăn nhỏ, nhẹ, ăn chậm hơn. 

Ngoài các triệu chứng ốm nghén ở trên, trong giai đoạn tuần thai thứ 13, bà bầu có thể thấy một số thay đổi khác trên cơ thể như:

  • Giãn tĩnh mạch : Tĩnh mạch ở chân, phần thân bên dưới giai đoạn này bắt đầu giãn ra. Hoặc nếu quan sát kỹ bà bầu sẽ thấy các tĩnh mạch khác trên cơ thể sẽ to lên, dễ nhìn thấy, đặc biệt ở phần bụng, ngực. Điều này do thời điểm tuần thứ 13 cơ thể sẽ sản xuất và bơm nhiều máu hơn trước đó từ 30 – 50%.
  • Tiết dịch âm đạo : Thời gian này lượng estrogen sẽ cao hơn, do đó sẽ khiến cơ thể tiết nhiều dịch âm đạo hơn.
Ở tuần 13 một số phụ nữ vẫn có thể bị ốm nghén với nhiều triệu chứng khác nhau. Ảnh: Internet

3. Bà bầu nên làm gì ở tuần thai kỳ thứ 13?

Dù ốm nghén tuần 13 đã kết thúc hoặc đang còn thì bà bầu cũng không nên quá lo lắng hay tập trung vào các triệu chứng này. Thay vào đó hãy thử “chuyển mình” sang một trạng thái khác để tốt cho bản thân lẫn em bé nhé. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia:

  • Bổ sung các loại thực phẩm tốt cho thai kỳ : Giai đoạn vàng này chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng. Tuy nhiên, nếu vẫn còn ốm nghén thì bà bầu hãy cố gắng ăn nhiều bữa nhỏ, ăn đồ ăn nhẹ với các thực phẩm tốt cho thai kỳ như: thực phẩm giàu protein và chất béo lành mạnh, thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như axit folic , sắt và canxi…
  • Tìm hiểu về các biến chứng thai kỳ : Thời điểm này đa số cơn ốm nghén đã giảm, bà bầu bắt đầu bớt cáu gắt hơn, tâm trạng tốt hơn chính vì thế hãy dành thời gian để tìm hiểu về các biến chứng thai kỳ như bệnh tiểu đường thai kỳ và tiền sản giật … Chính những kiến thức này sẽ rất hữu ích giúp bà bầu nhận thức được các dấu hiệu cảnh báo để thăm khám kịp thời.
  • Thử ngủ nghiêng : Ở tuần thai thứ 13 bà bầu nên ngủ nghiêng để tốt cho bản thân lẫn thai nhi. Lý do, ngủ nghiêng gây ít áp lực nhất lên tĩnh mạch và các cơ quan nội tạng, từ đó đảm bảo lưu lượng máu tốt nhất đến tử cung, em bé sẽ nhận được chất dinh dưỡng và oxy tối đa. Ngoài ra, ngủ nghiêng sẽ hỗ trợ bà bầu tránh các bệnh sưng phù, giãn tĩnh mạch…
  • Hãy quan hệ tình dục nếu bà bầu cảm thấy thích thú : Ở tuần thai thứ 13, ham muốn tình dục quay trở lại ở nhiều bà bầu và đây là một tín hiệu tốt về sức khỏe. Chính vì thế bà bầu có thể quan hệ tình dục để cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn bao giờ hết. 
  • Bắt đầu tìm hiểu và mua quần áo bà bầu : Vâng, thời gian này bà bầu có thể bắt đầu tìm hiểu về quần áo bà bầu cũng như đồ sơ sinh nhé. Chính việc tìm kiếm, mua, sử dụng (dù đồ cũ hay mới) cũng mang lại nhiều niềm vui nho nhỏ đấy.
Tuần thứ 13 là giai đoạn rất quan trọng để bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và thai nhi. Ảnh: Internet

Cuối cùng, tình trạng ốm nghén tuần 13 có thể vẫn còn diễn ra hoặc hết hẳn tùy thuộc vào cơ địa từng bà bầu. Không nên quá lo lắng nếu tình trạng này không kèm theo các triệu chứng như sốt cao, đau bụng thường xuyên… bà bầu nhé.

Đức Lộc

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận