Nhận biết có thai và dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên là một chủ đề đáng được quan tâm. Có thể bạn chưa biết, hoặc không thực sự để ý tới, nhưng những dấu hiệu nhận biết có thai và dấu hiệu tiền mãn kinh có những triệu chứng tương tự nhau. Đối với phụ nữ từ 40 tuổi trở lên, sự khác biệt giữa mang thai và tiền mãn kinh có thể khó khăn để phân biệt. Chị em hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này, để kịp thời theo dõi, cũng như nhận biết tình trạng của cơ thể nhé.
1. Các dấu hiệu phổ biến ở hai giai đoạn
Nhận biết có thai và những dấu hiệu tiền mãn kinh có rất nhiều điểm chung, khiến chúng ta không dễ phân biệt được.
Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt
Phụ nữ đang mang thai hoặc trong giai đoạn tiền mãn kinh sẽ thấy sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt của họ vì sự thay đổi nội tiết tố. Một chu kỳ kinh nguyệt bị mất là dấu hiệu báo trước của thai kỳ, trong khi chu kỳ bất thường có thể là sự bắt đầu của giai đoạn tiền mãn kinh.
Mệt mỏi và khó ngủ
Mệt mỏi và các vấn đề về giấc ngủ có thể xảy ra trong thai kỳ và trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai, mệt mỏi do nồng độ progesterone tăng, khiến bạn buồn ngủ. Trong thời kỳ mãn kinh, bạn thường gặp khó khăn khi ngủ, điều này khiến bạn trở nên mệt mỏi hơn bình thường.
Thay đổi tâm trạng
Sự thay đổi hormone gây ra sự thay đổi tâm trạng trong thai kỳ và trong giai đoạn tiền mãn kinh. Trong thời kỳ mang thai, tâm trạng của phụ nữ hay thay đổi, dễ cáu giận hoặc buồn bã. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, phụ nữ dễ buồn rầu, dễ cáu kỉnh, hoặc tăng nguy cơ trầm cảm .
Nhức đầu
Nhức đầu xuất hiện ở cả thời kỳ tiền mãn kinh và mang thai do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Trong thời kỳ mãn kinh, sự thiếu hụt estrogen có thể gây ra nhức đầu. Trong thời kỳ mang thai, sự gia tăng hormone có thể là nguyên nhân dẫn đến nhức đầu. Nhức đầu cũng có thể là do thiếu ngủ, căng thẳng, mất nước, và một trong số các vấn đề khác, đều có thể xuất hiện ở cả phụ nữ mang thai và phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh.
Tăng cân
Việc mang thai sẽ khiến chị em tăng cân dần dần trong thai kỳ do thai nhi phát triển lớn. Bên cạnh đó, cùng với một lượng lớn chất dinh dưỡng được hấp thụ trong thai kỳ cũng sẽ khiến chị em tăng cân nhiều hơn. Phụ nữ mang thai được khuyến cáo không được ăn nhiều hơn 35 gram calo mỗi ngày.
Trong thời kỳ tiền mãn kinh, quá trình trao đổi chất của chị em chậm lại, khiến cho cơ thể rất khó để duy trì trạng thái khỏe mạnh ổn định. Đồng thời sự thay đổi hormone trong cơ thể cũng khiến chị em tăng cân.
Đi vệ sinh nhiều lần
Trong thời gian mang thai, việc gia tăng lượng máu làm cho thận phải xử lý nhiều chất lỏng hơn, khiến cơ thể luôn buồn tiểu. Thai nhi lớn dần và chèn ép lên bàng quang cũng gây nên trạng thái buồn tiểu ở phụ nữ.
Còn trong thời kỳ tiền mãn kinh, việc suy giảm hormone có thể khiến chị em mất kiểm soát bàng quang, dẫn tới việc đi tiểu thường xuyên, cơ thể luôn buồn tiểu.
Tăng hoặc giảm ham muốn
Thay đổi nội tiết có thể ảnh hưởng đến việc ham muốn của chị em cả trong thời kỳ tiền mãn kinh lẫn lúc mang thai. Nhiều phụ nữ cảm thấy giảm ham muốn trong thời kỳ tiền mãn kinh, tuy nhiên trong khi mang thai ham muốn tình dục có thể tăng hoặc giảm.
Phụ nữ tiền mãn kinh có dấu hiệu giảm ham muốn. Ảnh: Internet
2. So sánh các dấu hiệu giữa hai tình trạng có thai và tiền mãn kinh
Có nhiều dấu hiệu có thể xuất hiện cả trong thời kỳ mang thai và tiền mãn kinh như chúng ta đã xem qua ở trên. Dù dấu hiệu mang thai hay nhận biết có thai lần đầu tiên hay ở mỗi phụ nữ có thể khác nhau, nhưng đa số triệu chứng mang thai đều dễ nhận ra và gần tương tự như triệu chứng tiền mãn kinh. Dựa vào bảng so sánh dấu hiệu, chúng ta có thể thấy rõ ràng hơn:
Như vậy, điểm qua những dấu hiệu đề cập, chúng ta đều thấy nhận biết có thai và dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên quả đúng không hề dễ dàng. Dù vậy, hẳn nhiên vẫn có những đặc điểm riêng để chị em lấy làm cơ sở nhận biết và phân biệt, nhất là dựa trên các đặc điểm khác của việc mang thai.
3. Những dấu hiệu đặc trưng để nhận biết có thai, mà không phải dấu hiệu tiền mãn kinh
Vùng ngực nhạy cảm và sưng
Trong thời kỳ mang thai, vùng ngực sẽ bắt đầu trở nên lớn và nhạy cảm hơn. Dấu hiệu này có thể tăng dần khi thai nhi lớn hơn.
Buồn nôn
Buồn nôn và nôn buổi sáng là một triệu chứng phổ biến mà hầu hết phụ nữ đều trải qua trong ba tháng đầu thai kỳ. Tuy nhiên, không phải ai cũng cảm thấy buồn nôn và dấu hiệu này có thể tăng hoặc giảm tùy theo từng giai đoạn.
Táo bón
Những thay đổi trong cơ thể trong thời kỳ mang thai sẽ làm đường tiêu hóa của chị em trở nên trì trệ. Điều này có thể dẫn đến táo bón và đầy hơi.
Nhạy cảm với mùi
Khi mang thai, mũi của chị em sẽ trở nên nhạy cảm hơn với mùi, chị em có thể cảm thấy một mùi hương nào đó trở nên khủng khiếp. Đồng thời chị em cũng có thể trở nên yêu thích hoặc ghét một món ăn nào đó, chỉ vì mùi vị của nó.
Có thể nói rằng, nhận biết có thai và dấu hiệu tiền mãn kinh ở phụ nữ trung niên tuy có nhiều điểm giống nhau, nhưng không có nghĩa là không thể phân biệt được, nếu chị em lưu ý kỹ càng. Đôi khi những người phụ nữ ở tuổi 40 và ngoài 40 tự cho rằng, khả năng có thai của họ giảm đáng kể, thậm chí là cơ hội hạn chế vì độ tuổi. Vì suy nghĩ này nên không tránh khỏi trường hợp chủ quan, có thể nhầm lẫn giữa dấu hiệu mang thai và dấu hiệu tiền mãn kinh, dẫn đến tình trạng không sử dụng biện pháp tránh thai khi sinh hoạt vợ chồng, rồi không kịp thời chăm sóc thai nhi khiến nhiều nguy cơ hệ lụy có thể xảy ra. Do đó, chị em dù có ở độ tuổi trung niên, đã rất sát với thời kỳ tiền mãn kinh, thậm chí đã ở trong giai đoạn tiền mãn kinh, cũng phải luôn cảnh giác và cẩn trọng vì sức khỏe của mình.
Nguyễn Hợp tổng hợp