Mệt mỏi có phải dấu hiệu mang thai và giải đáp chính xác cho bạn

0
21

Mệt mỏi có phải dấu hiệu mang thai hay là biểu hiện của bệnh lý khác luôn là mối quan tâm với mọi chị em phụ nữ. Việc biết chính xác câu trả lời sẽ giúp chị em có cách theo dõi và bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Mệt mỏi là triệu chứng xuất hiện thường xuyên ở chị em phụ nữ. Ảnh: Internet

1. Mệt mỏi có phải dấu hiệu mang thai

Quá trình mang thai và làm mẹ là một trong những đích đến thành công nhất của người phụ nữ. Đặc biệt, đối với chị em lần đầu làm mẹ, sẽ còn nhiều bỡ ngỡ khó tránh khỏi những câu hỏi như mệt mỏi có phải dấu hiệu mang thai không.

1.1. Mệt mỏi là dấu hiệu mang thai

  • Mệt mỏi là một trong những biểu hiện thông báo chị em đã có “thiên thần nhỏ” hình thành trong bụng. Dấu hiệu này gây ra sự mất năng lượng, kiệt sức, thiếu sức sống và luôn buồn ngủ cho bà bầu từ những giai đoạn đầu tiên của thai kỳ.
  • Tình trạng mệt mỏi nặng hay nhẹ có thể tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Tuy nhiên, quá trình này có dễ dàng hay khó khăn đến mấy thì cũng là một phần gắn liền với thai kỳ mà mẹ bầu phải vượt qua.
  • Điều quan trọng cần lưu ý cho chị em, là mệt mỏi có thể xuất hiện hoặc không xuất hiện khi mang thai tùy theo từng thể trạng của bà bầu. Do đó mẹ nên căn cứ vào nhiều yếu tố khác nữa, như thế sẽ giúp mẹ xác định được chính xác hơn đây có phải là dấu hiệu có thai hay không.
Mệt mỏi là một trong những dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi mang thai. Ảnh: Internet

1.2. Các dấu hiệu nhận biết mang thai thường gặp khác

  • Ra máu báo thai và đau bụng

Sau khi trứng thụ tinh thành công sẽ di chuyển và bám vào thành tử cung, dẫn đến việc âm đạo ra một vài giọt máu kèm theo đau bụng gọi là máu báo thai. Điều này xuất hiện sau khi thụ tinh khoảng 6 – 12 ngày.

Máu báo thai sẽ có màu đỏ sẫm, hồng nhạt hoặc nâu đỏ. Ngoài ra, nó gây còn đau vùng dưới bụng và đau nhẹ hơn so với chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tiết dịch ở âm đạo

Sau khi thụ thai thành âm đạo sẽ dày lên, làm xuất hiện dịch màu trắng đục tiết ra ở âm đạo. Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai.

Trong giai đoạn thai kỳ lượng dịch nhầy tiết ở âm đạo đa số thường vô hại, bình thường như lúc chị em không mang thai. Do đó, chị em nên tránh việc thụt rửa âm đạo để loại bỏ chất nhầy , gây ra sự kích ứng da, phá vỡ sự ổn định của hệ vi khuẩn có lợi tự nhiên.

  • Ốm nghén

Ốm nghén là một trong những triệu chứng tiêu biểu để nhận biết có thai ở phụ nữ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cơ địa thai phụ mà nó có thể có hoặc không. Nguyên nhân dẫn đến ốm nghén có thể là do sự thay đổi nội tiết tố đột ngột, làm cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi.

Ốm nghén cũng làm cho bà bầu ăn uống khó khăn hơn, thèm một món ăn nào đó bất chợt hoặc buồn nôn khi ăn các món có mùi tanh. Buồn nôn, nôn ói có thể xuất hiện mọi lúc mọi nơi và tuần xuất nhiều nhất là vào buổi sáng.

Thời gian xảy ra ốm nghén có thể sẽ kết thúc vào khoảng tuần thứ 13 – 14, hoặc có thể kéo dài đến hết quá trình thai kỳ.

Ốm nghén làm cho bà bầu ăn uống khó khăn hơn hay buồn nôn, nôn ói. Ảnh: Internet
  • Mất kinh

Sau khi thụ thai, chu kỳ kinh nguyệt sẽ ngưng xuất hiện. Lúc phôi thai đã hoàn thành giai đoạn làm tổ, cơ thể sẽ bắt đầu sinh ra hormone hCG . Hormone này có tác dụng giúp buồng trứng giảm sự tích trứng ở mỗi chu kỳ kinh và duy trì được quá trình thai kỳ.

  • Đau ngực

Khi có thai, chị em có thể sẽ bị ngứa ngáy hoặc cảm giác châm chích ở ngực rất khó chịu, nhất là vùng quanh đầu ti. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này do hormone thai kỳ đẩy mạnh bổ sung máu cho ngực của mẹ bầu.

Đau ngực là một trong những dấu hiệu xuất hiện khá sớm, có thể sau khi thụ tinh khoảng 7 ngày hoặc lâu hơn. Chị em có thể cảm nhận vùng ngực có những thay đổi và trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Dễ nhận thấy nhất là chiếc áo ngực vẫn mặc hàng ngày, khi mặc vào sẽ có cảm giác chật và cọ xát khó chịu. Đồng thời, triệu chứng đau ngực sẽ càng rõ rệt hơn vào thời điểm khoảng 4 tuần sau khi thụ thai.

  • Chuột rút

Cũng giống như đau ngực, chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu đến sớm nhất khi có thai. Biểu hiện này xảy ra vào thời gian khoảng ngày thứ 6 – 12 của thai kỳ, do trứng làm tổ và bám chặt vào thành tử cung dẫn đến tử cung bị kéo căng, gây đau và giãn nở trong suốt chín tháng mang thai.

Chuột rút cũng là một trong những dấu hiệu mang thai phổ biến, do thành tử cung bị bị kéo căng. Ảnh: Internet
  • Màu sắc âm đạo và âm hộ thai đổi

Điều này có thể xảy ra khoảng cuối tuần thứ 4 sau khi thụ tinh. Khi thai kỳ phát triển, âm hộ và âm đạo sẽ thay đổi thành màu tím đỏ thẫm thay vì màu hồng như bình thường. Nguyên nhân làm hiện tượng đổi màu ở âm đạo và âm hộ là do lượng máu đưa đến các mô ở khu vực này được được đẩy mạnh.

  • Đi tiểu nhiều

Khi có thai, tử cung sẽ được thúc đẩy phát triển để nuôi dưỡng phôi thai, điều này sẽ vô tình dẫn đến chèn ép bàng quang gây ra triệu chứng đi tiểu nhiều lần. Do đó, càng về sau tần suất đi tiểu của bà bầu sẽ càng nhiều, do tử cung ngày càng lớn làm độ rộng của bàng quang ngày càng nhỏ.

  • Đau đầu

Tình trạng đau đầu thường xuyên xuất hiện là do lượng máu hoạt động tích cực trong cơ thể bà bầu. Đồng thời, điều này có thể là tính hiệu cho thấy cơ thể mẹ bầu đang thích nghi dần với sự thay đổi của hormone khi mang bầu.

Đau đầu xuất hiện do lượng máu hoạt động tích cực trong cơ thể bà bầu. Ảnh: Internet
  • Tính tình thay đổi thất thường

Sự thai đổi đột ngột của các hormone sẽ làm cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích ứng, gây ra những thay đổi thất thường trong tâm trạng như khó chịu, cáu gắt, dễ xúc động…

  • Đầy hơi, khó tiêu

Khó tiêu và táo bón là những dấu hiệu phổ biến trong thai kỳ. Nguyên nhân tiêu biểu gây ra tình trạng này là do nội tiết tố thay đổi, dẫn đến hiệu tiêu hóa làm việc chậm lại hoặc có thể là thức ăn chưa phù hợp khi bước vào giai đoạn nhạy cảm như thai kỳ.

  • Ngủ nhiều hoặc khó ngủ

Tùy theo cấu trúc cơ địa mỗi người mà chị em khi mang thai có thể có cảm giác buồn ngủ, ngủ nhiều. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng có thể bị mất ngủ, khó ngủ do cơ thể mệt mỏi, khó chịu.

Ngoài ra, chị em có thể tham khảo bài viết dấu hiệu mang thai tháng đầu và những vấn đề liên quan bạn cần biết của kỳ trước, để xem xét được nhiều yếu tố, nhằm đưa ra nhận định an toàn hơn.

1.3. Mệt mỏi xảy ra trong thời gian nào và bao lâu kết thúc

Mệt mỏi kéo dài trong thời gian bao lâu sẽ tùy thuộc vào thể trạng cơ thể từng mẹ bầu. Theo thông lệ, thời gian 3 tháng đầu thay kì sẽ là lúc mẹ bầu hay chóng mặt, buồn nôn và mệt mỏi. Bước qua tháng thứ 4, các biểu hiện này sẽ giảm hẳn giúp mẹ bầu thoải mái hơn. Tuy nhiên, đối với một số thai phụ đến tháng thứ 7 sẽ tiếp tục có biểu hiện mệt mỏi, do sự tăng trưởng trọng lượng của thai nhi. Đồng thời dẫn đến một số tình trạng như ợ nóng, chuột rút, đau lưng, mất ngủ do thai nhi đạp,…

Thời gian mệt mỏi có thể ngắn hoặc kéo dài tùy theo thể trạng từng bà bầu. Ảnh: Internet

2. Tại sao mang thai có dấu hiệu mệt mỏi

2.1. Thay đổi nội tiết tố

  • Khi mang thai các chị em thường có dấu hiệu mệt mỏi là do sự thay đổi hormone, cụ thể là nội tiết tố progesteron có trong máu đột ngột tăng cao dẫn đến nhiều rối loạn trong cơ thể mẹ bầu. Sự thay đổi này là thủ phạm làm cho cơ thể mẹ bầu luôn trong trạng thái kệt sức, thiếu sức sống, liên tục buồn nôn, nôn và các biểu hiện nghén khác.
  • Nội tiết tố hoạt động tích cực cũng làm nguồn năng lượng trong cơ thể bị hao hụt dẫn đến suy nhược tinh thần như chán nản, căng thẳng, lo lắng, mất ngủ dẫn đến cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
  • Ngoài ra, nguyên nhân gây ra mệt mỏi có thể là do cơ thể mẹ bầu thiếu sắt, thiếu máu. Việc thiếu máu sẽ cản trở quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng và oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể, khiến việc sản sinh năng lượng cung cấp cho cơ thể giảm sút dẫn tới mệt mỏi.
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi là do nội tiết tố thai đổi đột ngột, cơ thể mẹ bầu chưa kịp thích nghi. Ảnh: Internet

2.2. Các nguyên nhân khác

  • Bệnh tiểu đường

Nếu chị em mắc bệnh tiểu đường thì khi mang thai cơ thể khó chịu, chóng mặt và mệt mỏi dai dẳng. Đồng thời, bệnh còn làm phát sinh các biểu hiện như sút cân, khát nước nhiều lần trong ngày, đi tiểu thường xuyên. Đây là căn bệnh nguy hiểm đối với giai đoạn thai kỳ, chị em nên theo dõi kỹ càng, khám định kỳ đúng hẹn để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.

  • Hạ đường huyết

Khi mẹ bầu bị hạ đường huyết sẽ có các biểu hiện toát nhiều mồ hôi, tim đập nhanh, run rẩy, chóng mặt, đói cồn cào, ngồi lâu đứng lên bị choáng váng…Những biểu hiện này sẽ làm chị em rất mệt mỏi.

  • Thiếu dinh dưỡng

Thời điểm đầu thai kỳ, các chị em dễ bị nghén, nôn ói nhiều, chán ăn dẫn đến cơ thể không được nạp đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho các cơ quan hoạt động. Điều này khiến bà bầu có cảm giác mệt mỏi, thiếu sức sống cả thể chất lẫn tinh thần.

Thiếu các chất dinh dưỡng do không ăn uống đầy đủ cũng là nguyên nhân gây mệt mỏi. Ảnh: Internet

3. Mệt mỏi khi mang thai có nguy hiểm không

Mệt mỏi là một trong những thử thách đầu tiên mà chị em phải vượt qua khi mang thai. Đây là dấu hiệu có thai phổ biến và thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, đối với một số mẹ bầu có biểu hiện thiếu máu nặng, trầm cảm hoặc suy nhược thần kinh thì đây là biểu hiện nghiêm trọng.

Đặc biệt, nếu mệt mỏi sau khi nghỉ ngơi sức khỏe vẫn không thấy khá hơn mà còn xuất hiện dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, thở dốc, tim đập nhanh, sắc mặt tái xanh,…thì chị em nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác hơn về tình trạng sức khỏe của mình. 

Mệt mỏi là triệu chứng báo mang thai phổ biến và thường không nguy hiểm. Ảnh: Internet

4. Cách giúp tránh mệt mỏi khi mang thai

  • Nghỉ ngơi, ngủ sớm

Để tránh những cơn mệt mỏi quấy rối, mẹ bầu nên sắp xếp lịch trình sinh hoạt hợp lý, tranh thủ ngủ sớm trước 22 giờ đêm. Trong thời gian ngủ, các nội tiết tố sẽ được chuyển hóa tốt hơn giúp mẹ phục hồi sức khỏe một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể chợp mắt vào buổi trưa khoảng 30 phút, để bù lại cho việc mất ngủ đêm trước. Tuy nhiên, mẹ cũng không nên ngủ quá nhiều vào ban ngày để tránh mất ngủ vào ban đêm.

  • Vận động

Khi mang thai, thể dục và đi bộ hít thở không khí trong lành cũng là lựa chọn thông minh để giảm bớt mệt mỏi. Mẹ hãy cố gắng dành ra khoảng 30 – 45 phút để tập những động tác nhẹ nhàng và cố gắng duy trì thói quen này hàng ngày sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ. Vì, khi vận động nội tiết tố endorphin sẽ được kích thích tăng cường, giúp đẩy mạnh lưu thông máu, sản sinh nhiều năng lượng tích cực cung cấp cho cơ thể.

Đi bộ hít thở không khí trong lành cũng là cách giảm mệt mỏi hiệu quả cho mẹ bầu. Ảnh: Internet
  • Uống nước đầy đủ

Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ cần được cung cấp đủ nước để đẩy mạnh quá trình trao đổi chất. Mẹ có thể bổ sung nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả vừa cung cấp dinh dưỡng vừa xua tan mệt mỏi.

  • Ăn uống đủ chất

Nghén là một trong những nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi. Do đó, để đảm bảo cho cơ thể luôn đầy đủ năng lượng mẹ nên thực hiện phương pháp ăn phù hợp. Mẹ bầu có thể chia nhỏ bữa ăn và dùng thức ăn nấu chính, lỏng, mềm dễ tiêu. Để hạn chế tình trạng nôn ói mẹ có thể ăn súp, cháo thịt hoặc uống sữa dành cho bà bầu. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, nhất là  thực phẩm giúp cải thiện tình trạng mệt mỏi , sẽ giúp bà bầu thoải mái và phòng ngừa tốt hơn tình trạng này.

Ngoài ra, nếu mẹ bầu mệt mỏi do thiếu sắt, thiếu máu hãy bổ sung các thực phẩm có tác dụng tạo máu, bổ máu vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Đồng thời, mẹ cũng có thể dùng thuốc sắt bổ máu theo liều lượng cho phép của bác sĩ.

Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, bổ sung năng lượng để hạn chế mệt mỏi. Ảnh: Internet
  • Giảm bớt công việc

Khi có thai, mẹ nên hạn chế làm những công việc nặng nhọc, mang tính chất áp lực, công việc tiếp xúc chất độc hại,…điều này sẽ giúp chị em hạn chế bớt trình trạng mệt mỏi, khó chịu.

  • Trang phục

Khi mang thai mẹ nên mặc những trang phục thoải mái, rộng rãi, chất liệu mềm mại sẽ giúp hạn chế mệt mỏi phần nào.

  • Khám thai định kỳ

Mẹ bầu nên đến bệnh viện khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sỹ chuyên khoa. Điều này vừa giúp thai phụ có thêm kiến thức vừa đảm bảo được an toàn sức khỏe cho mẹ và bé.

Khám thai định kỳ sẽ giúp đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Ảnh: Internet

5. Những trường hợp mệt mỏi không phải dấu hiệu mang thai

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mệt mỏi. Do đó, mệt mỏi ngoài dấu hiệu mang thai cũng có thể do một số nguyên nhân biệt lập khác như:

5.1. Một số bệnh lý gây mệt mỏi

  • Trầm cảm

Trầm cảm là một trong những nguyên nhân gây ra mệt mỏi hàng đầu. Người mắc bệnh này, cơ thể sẽ bị mất năng lượng, cảm xúc tiêu cực, luôn cảm thấy mệt mỏi và nghiệm trọng có thể nghĩ đến cái chết.

Ngoài ra, đây cũng là bệnh được xếp vào hàng nguy hiểm, có tỉ lệ tự sát cao. Do đó, gia đình phải chủ động quan tâm, đưa người bệnh đến bác sĩ điều trị kịp thời.

  • Bệnh tuyến giáp

Khi bị bệnh, các hormone tuyến giáp sẽ bị rối loạn, gây ra kiệt sức ngay cả khi công việc không nặng nhọc. Bệnh suy giáp và cường giáp đều tác động tiêu cực đến việc trao đổi chất, gây mệt mỏi cho cơ thể.

Bệnh suy giáp có thể gây ra một số biểu hiện như mệt mỏi, cơ thể bị giảm nhiệt độ, táo bón, lượng kinh nguyệt tăng, tăng cân do tích nước. Bên cạnh đó, bệnh cường giáp sẽ gây ra mệt mỏi, sút cân, tăng nhịp tim, nhược cơ, thường xuyên khác nước, tăng nhiệt độ cơ thể và lượng kinh nguyệt giảm.

Mệt mỏi ở phụ nữ cũng có thể do một số bệnh lý gây ra như trầm cảm, tiểu đường,… Ảnh: Internet
  • Tiểu đường

Đối với những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, lượng glucose tăng cao trong máu sẽ gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đói nhanh, sút cân, uống nhiều nước, đi tiểu thường xuyên, vết thương lâu lành, suy giảm thị lực,…

5.2. Một số nguyên nhân khác

  • Sử dụng điện thoại quá nhiều

Theo nghiên cứu của chuyên gia, khi sử dụng điện thoại vào buổi tối nguồn ánh sáng của nó sẽ làm hormone ngủ bị ức chế. Điều này dẫn đến chị em bị mất ngủ và mệt mỏi.

  • Uống ít nước

Việc mất nước cũng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm trạng và gây thiếu năng lượng dẫn đến mệt mỏi. Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, thiếu nước sẽ làm não người co lại. Do đó, bạn sẽ thấy cơ thể nặng nề, chạm chạp khi thiếu nước.

  • Môi trường làm việc

Khối lượng công việc lớn, môi trường làm việc áp lực sẽ làm bạn dễ bị stress, mệt mỏi. Các biểu hiện của sự mệt mỏi dồn nén nhiều ngày như đau đầu, suy nhược, không thể tập trung, ể oải toàn thân, nổi hạch bạch huyết mềm,…

Môi trường làm việc áp lực là nguyên nhân thường xuyên dẫn đến mệt mỏi, căng thẳng. Ảnh: Internet
  • Thiếu máu

Thiếu máu có thể do các bệnh lý gây ra như ung thư, suy thận,…hoặc thiếu các chất như vitamin, chất sắt. Điều này sẽ dẫn tới các triệu chứng như mệt mỏi, không có sức sống, sắc mặt tái nhạt, đau đầu, tim đập nhanh,…

  • Chăn, ga, gối, niệm quá cũ

Không gian và các vật dụng phòng ngủ đôi khi cũng cần được đổi mới, để cơ thể cảm thấy thoải mái và phần nào giảm bớt mệt mỏi.

  • Dùng chất kích thích nhiều

Sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, cà phê trong thời gian dài cũng làm cơ thể bạn mệt mỏi, suy yếu và nảy sinh nhiều bệnh nguy hiểm.

Trên đây là một số nguyên nhân tiêu biểu dẫn đến biểu hiện mệt mỏi. Bên cạnh đó, sẽ còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này. Do đó, chị em có thể đến bệnh viện thăm khám để biết chính xác bệnh tình của mình và có hướng cải thiện hay điều trị kịp thời.

Có vô số nguyên nhân dẫn đến mệt mỏi, do đó chị em nên đến bệnh viện thăm khám khi mệt mỏi nặng. Ảnh: Internet

Mệt mỏi có phải dấu hiệu mang thai, theo như chia sẻ ở trên thì nó đúng là một trong những biểu hiện có thai. Tuy nhiên, việc này sẽ còn tùy thuộc vào thể trạng của từng người, do đó chị em cần dựa vào các dấu hiệu kèm theo để xác định rõ hơn. Cách nhận biết an toàn nhất là chị em nên đến bác sỹ hay bệnh viện chuyên khoa thăm khám, để có kết quả chính xác và tìm được phương pháp chăm sóc tốt nhất cho sức khỏe của mình.

Ngọc Hân tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận