Dị tật thai nhi là điều không mẹ nào mong muốn, trong đó một số trường hợp dị tật nặng có thể buộc phải bỏ thai. Điều này khiến không ít chị em lo lắng, liệu mang thai lần sau có nguy cơ dị tật hay không?
1. Nguyên nhân thai bị dị tật
– Hút thuốc lá khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi rất cao. Ngay cả những người có sức khỏe bình thường thì thuốc lá hay rượu bia đều là những thủ phạm gây nguy hiểm đến sức khỏe, và với bà bầu thì càng nguy hiểm hơn.
– Tiếp xúc thường xuyên với sơn cũng là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Theo đó, việc tiếp xúc với các loại sơn dầu, sơn phủ bóng và các loại sơn chứa chì hay thủy ngân sẽ làm nguy cơ sẩy thai cũng như thai bị mắc các dị tật bẩm sinh về thể chất lẫn tinh thần.
– Mẹ nhuộm tóc khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Thuốc nhuộm tóc chứa nhiều chất độc hại và có thể gây ung thư, dị tật thai nhi.
– Sơn móng tay không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn ảnh hưởng đến mẹ. Một số thành phần trong sơn móng tay cũng như chát tẩy sơn móng tay có thể gây ảnh hưởng lâu dài đến khả năng sinh sản nếu mẹ thường xuyên sử dụng. Và không chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, sơn móng tay còn ảnh hưởng đến sự phát triển và sự an toàn của thai nhi trong bụng.
– Các loại thực phẩm công nghiệp đóng hộp cũng chứa BPA – một hợp chất hóa học độc hại. Chất này dễ ngấm vào thức ăn gây nguy hiểm đến khả năng sinh sản của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi và dễ dẫn tới dị tật thai nhi.
– Xông hơi tắm nước nóng khi mang thai cũng là nguyên nhân gây dị tật thai nhi mà ít mẹ biết đến. Trong đó, việc tắm ở nhiệt độ cao sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng bất thường, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí có thể gây dị tật ống thần kinh.
– Sử dụng chất tẩy rửa thường xuyên cũng khiến thai nhi có nguy cơ dị tật cao. Theo đó, các công việc như dọn dẹp nhà tắm, tẩy rửa bồn cầu, quần áo, bồn rửa chén… khiến người mẹ tiếp xúc nhiều với hóa chất và có nguy cơ khiến thai nhi dị tật.
– Tự ý uống thuốc khi bị bệnh có thể gây ra các tác dụng phụ và gây dị tật ở thai nhi. Do đó, khi bị bệnh không nên tự ý uống thuốc, nên đi khám và uống thuốc theo bác sĩ kê.
– Thiếu axit folic cũng khiến thai nhi có nguy cơ dị tật ống thần kinh. Việc bổ sung axit folic sẽ làm giảm tỷ lệ đột biến gen dẫn đến dị tật. Ngoài ra, trước khi mang thai, người mẹ cũng nên bổ sung thêm axit folic và vitamin B để giảm nguy cơ dị tật khi mang thai.
– Môi trường sống không lành mạnh cũng có mối liên hệ với tình trạng khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi. Môi trường sống có thể nhiều khói thuốc lá, ô nhiễm hoặc bản thân người mẹ không có lối sống lành mạnh.
2. Mang thai dị tật lần đầu, lần sau có nguy cơ tái phát?
Đây là băn khoăn của rất nhiều chị em sau khi mang thai dị tật lần đầu. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tất cả các trường hợp khi làm chẩn đoán trước sinh, dù tỉ lệ dị tật nguy cơ thấp thì không có nghĩa thai nhi không mắc dị tật. Và nguyên nhân thai nhi dị tật rất khó xác định và không phải trường hợp nào cũng có thể xác định được nguyên nhân. Và có thể thai nhi bị dị tật ở chu kỳ thai thứ 2 hoặc thứ 3 do đó, việc xác định dị tật thai nhi sẽ càng khó khăn hơn nếu người mẹ không thăm khám thai thường xuyên.
Mặc dù vậy, không phải lúc nào người mẹ mang thai dị tật lần đầu cũng sẽ mang thai dị tật lần sau. Bạn chỉ cần khám tiền sản ban đầu để bác sĩ sản khoa kiểm tra tư vấn cụ thể hơn để dự phòng cho bạn đầy đủ và làm sàng lọc trước sinh tại trung tâm sàng lọc trước sinh.
3. Cách phòng tránh các dị tật thai nhi
Để có thể phòng tránh các dị tật thai nhi tốt nhất, chị em nên thực hiện những điều sau:
– Khám tiền sản.
– Tìm ra những yếu tố nguy cơ bệnh di truyền và lên kế hoạch để tìm bệnh và khả năng con có thể di truyền, có thể điều trị được không…
– Cần bổ sung vitamin mỗi ngày, đặc biệt acid folic trước và trong khi có thai để tránh thai nhi dị tật ống thần kinh.
– Đối với tình trạng bị bệnh khi mang thai cần sử dụng thuốc thận trọng. Không nên tự ý mua thuốc ở bất kỳ hiệu thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
– Trước khi mang thai và sau khi mang thai cần duy trì lối sống lành mạnh và cân nặng lý tưởng để phòng tránh các bệnh thai kỳ và dị tật thai nhi.
– Nên tìm hiểu về môi trường sống và một số tác nhân gây hại như chì, thủy ngân, tia xạ… để chuyển đến môi trường sống trong lành hơn.
– Khám thai định kỳ và thực hiện xét nghiệm tầm soát đầy đủ.
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp chị em chuẩn bị tốt khi mang thai và có một thai kỳ thật khỏe mạnh.
(Tổng hợp)