Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản gồm những gì, bạn cần chuẩn bị ra sao

0
22

Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản là điều các cặp đôi đều rất nên nắm rõ. Vì khám sức khỏe sinh sản là việc làm cần thiết cho quá trình mang thai. Và khi bạn biết mình cần chuẩn bị những gì thì cuộc thăm khám sẽ được thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể về vấn đề này nhé. 

Đi khám sức khỏe sinh sản là điều các cặp vợ chồng nên làm. Ảnh Internet 

1. Vai trò của việc đi khám sức khỏe sinh sản

Khi bạn đang lên kế hoạch cho việc mang thai thì khám sức khỏe sinh sản là việc rất quan trọng. Lý do là vì những cuộc thăm khám này sẽ:

  • Giúp bạn nắm được tình hình sức khỏe sinh sản của mình và chuẩn bị tốt nhất cho quá trình mang thai.
  • Giúp bạn biết được các vấn đề nguy cơ, rủi ro do tình trạng sức khỏe của mình có thể ảnh hưởng đến thai kỳ. Đặc biệt khi bạn đã có tiền sử sảy thai, thai lưu hoặc sinh non. Hoặc gia đình bạn có tiền sử về một căn bệnh di truyền nào đó.
  • Giúp bạn có thời gian bổ sung các chất cần thiết cho quá trình mang thai theo chỉ định hoặc lời khuyên của bác sĩ. 
Khám sức khỏe sinh sản có vai trò quan trọng trong kế hoạch chuẩn bị mang thai của bạn. Ảnh: Singapore Motherhood 

2. Những điều bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản, bạn có thể bổ sung vào sổ tay chuẩn bị của mình nhé:

2.1. Những thứ cần mang theo là một điều bạn nên lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản

Những thứ cần mang theo là một trong nhưng điều bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản, gồm:

  • Sổ khám sức khỏe. Đây là giấy tờ thể hiện tình trạng sức khỏe nói chung cũng như sức khỏe sinh sản của bạn nói riêng. Chúng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp bác sĩ xác định được những thứ cần ưu tiên kiểm tra hay thực hiện xét nghiệm. Tiền sử sức khỏe được cập nhật mới nhất cũng giúp tiết kiệm thời gian cho bạn và bác sĩ.
  • Danh sách câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ. Đây là cách giúp bạn không bỏ sót bất kì thắc mắc nào của mình. Vì khi đối mặt với bác sĩ, sự bối rối có thể khiến bạn không nhớ được tất cả những điều bạn muốn hỏi.
  • Một quyển sổ nhỏ để ghi chú lại những thông tin cần thiết. Tương tự như danh sách các câu hỏi, thì một quyển sỗ sẵn sàng sẽ giúp bạn ghi chú lại những gì bác sĩ dặn dò hoặc hướng dẫn. Việc này sẽ vô cùng có ích khi bạn cần thực hiện chúng tại nhà.
  • Ông xã của bạn. Bạn nên trao đổi với “đối tác” của mình và cùng anh ấy đến buổi khám sức khỏe sinh sản . Vì đây là vấn đề liên quan đến cả hai bạn. Việc cả hai cùng có mặt sẽ giúp quá trình thăm khám được thuận tiện hơn. Nếu bác sĩ cần hỏi đối tác của bạn bất kì câu hỏi gì thì sẽ được giải đáp trực tiếp mà không bị gián đoạn. Ngoài ra, cả hai bạn sẽ được hỗ trợ về mặt tinh thần khi cùng có mặt. 
Sổ theo dõi sức khỏe là vật rất cần thiết bạn nên mang theo khi đi khám sức khỏe sinh sản. Ảnh: the Radware Blog 

2.2. Bạn cần chuẩn bị cụ thể những câu hỏi và thông tin gì

Trong lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản, bạn nên chuẩn bị cụ thể những câu hỏi và thông tin như dưới đây:

  • Danh sách tên các loại thuốc điều trị theo toa, thuốc không kê đơn, thuốc bổ hoặc thuốc đông y mà bạn đã hoặc đang sử dụng. Bạn nên liệt kê liều lượng và mức độ thường xuyên sử dụng chúng.
  • Thông tin y tế của bạn và đối tác. Chúng bao gồm bất kì tiền sử bệnh nào của bạn và anh ấy cũng như các phương pháp điều trị. Đặc biệt, bạn nên cung cấp thông tin về chu kỳ kinh nguyệt của mình (thời điểm bắt đầu chu kỳ đầu tiên, độ dài chu kỳ, chu kỳ có đều hay không,…)
  • Thông tin về kế hoạch mang thai của hai bạn. Hai bạn đã lên kế hoạch có con bao lâu và đã thử cố gắng bao lâu trước khi đến gặp bác sĩ. Nếu bạn sử dụng phương pháp theo dõi ngày rụng trứng (bằng nhiệt độ cơ thể, bộ dụng cụ theo dõi rụng trứng) thì thông tin này sẽ rất hữu ích. Bạn nên mang theo và cung cấp cho bác sĩ để họ có thêm dữ liệu về tình trạng của bạn.
  • Trò chuyện với các thành viên trong gia đình để tìm hiểu tiền sử y tế của gia đình. Việc này sẽ giúp cung cấp cho bác sĩ tỉ lệ về nguy cơ em bé tương lai của bạn mắc các bệnh di truyền.
  • Kiểm tra về vấn đề bảo hiểm trong trường hợp bạn cần điều trị liên quan đến sinh sản. Bạn có thể trao đổi với nơi mình làm việc hoặc công ty bảo hiểm của mình để biết được chế độ cụ thể liên quan đến vấn đề này. 
Bạn cần thực hiện kiểm tra và xét nghiệm gì là câu hỏi bạn nên chuẩn bị để hỏi bác sĩ. Ảnh: Fertilys 

2.3. Đặt câu hỏi cho bác sĩ

Một số thông tin cơ bản bạn cần lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản để đặt câu hỏi cho bác sĩ:

  • Tình trạng sức khỏe sinh sản của bạn. Bạn cần thực hiện những kiểm tra, xét nghiệm cụ thể nào để xác định được tình trạng sức khỏe sinh sản của mình. Chi phí của những kiểm tra và xét nghiệm đó là bao nhiêu.
  • Thời gian chẩn đoán. Dù mỗi trường hợp sẽ cần thực hiện những kiểm tra xét nghiệm cụ thể và sẽ mất thời gian khác nhau. Nhưng bác sĩ có thể cho bạn biết khoảng thời gian ước lượng tương đối để bạn sắp xếp kế hoạch của mình một cách phù hợp.
  • Điều trị liên quan đến sức khỏe sinh sản (nếu có hoặc cần thiết). Việc điều trị sinh sản nếu có sẽ tốn chi phí khoảng bao nhiêu, kéo dài bao lâu và tỷ lệ thành công như thế nào. Bạn cũng có thể hỏi về các lựa chọn có thể áp dụng.
  • Địa điểm thực hiện xét nghiệm hoặc điều trị sinh sản (trong trường hợp bạn cần điều trị). Việc điều trị sẽ tiến hành ở địa điểm nào và bạn có thể liên hệ với ai nếu có vấn đề cần được giải quyết. 
Bạn hãy đặt các câu hỏi cần thiết với bác sỹ để nhận được câu trả lời hoặc lời khuyên hữu ích. Ảnh Freepik 

Lưu ý khi đi khám sức khỏe sinh sản là những điều bạn rất nên quan tâm, tìm hiểu và lập danh sách trước. Việc này sẽ giúp bạn tự tin và tham gia buổi khám một các thuận lợi hơn. Hy vọng những thông tin cụ thể trên sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất để khởi đầu kế hoạch tuyệt vời của cuộc đời mình nhé.

Theo SCRC

Lily Nguyễn lược dịch

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận