Thời gian chuyển dạ của các sản phụ là khác nhau. Có mẹ chuyển dạ rất nhanh chóng nhưng cũng có mẹ mất hàng chục giờ đồng hồ mới sinh xong.
Với những sản phụ chuyển dạ kéo dài thường là do những nguyên nhân sau:
1. Các cơn co thắt tử cung yếu
Các cơn co thắt tử cung là cách để cơ thể mẹ tạo lực đưa thai nhi ra ngoài. Nếu các cơn co thắt này yếu thì ca sinh chắc chắn sẽ kéo dài. Tùy theo tình hình mà bác sĩ có thể sẽ sử dụng các biện pháp kích thích sinh tự nhiên để hỗ trợ cho sản phụ.
2. Bàng quang đầy
Có sản phụ chuyển dạ nhanh chóng nhưng cũng có sản phụ chuyển dạ trong một thời gian dài trước khi sinh.
Bàng quang đầy cũng là một nguyên nhân khiến cho các cơn chuyển dạ trở nên yếu hơn. Do đó, mẹ bầu nên đi tiểu thường xuyên trong quá trình chuyển dạ, không nên sợ “rớt” em bé mà nín nhịn.
3. Thai nhi ở vị trí cao
Thai nhi ở trên cao, chưa di chuyển đến tử cung khi các cơn co thắt chuyển dạ bắt đầu thì mẹ bầu sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để sinh bé.
4. Cổ tử cung không mở
Để em bé có thể đi ra ngoài thì cổ tử cung của mẹ bầu phải mở một độ rộng nhất định. Thế nhưng một số sản phụ lại có cổ tử cung quá hẹp khiến bé không có đủ khoảng trống để chui ra. Với các ca như thế này có thể bác sĩ sẽ can thiệp mổ để đưa em bé ra ngoài.
5. Ối chưa vỡ
Vỡ ối là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ chuẩn bị sinh. Thế nhưng, nếu các cơn co thắt đã xuất hiện mà ối vẫn chưa vỡ thì sản phụ chắc chắn sẽ có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn.
6. Sai tư thế
Trước khi sinh mẹ bầu nên tranh thủ đi lại nhẹ nhàng lúc chuyển dạ để dễ sinh hơn.
Trước khi thật sự sinh, sản phụ sẽ trải qua một thời gian chuyển dạ. Trong khoảng thời gian này nếu mẹ bầu nằm ngửa suốt thì sẽ không tạo được điều kiện tốt nhất cho các cơn co thắt. Vì vậy muốn hỗ trợ các cơn co thắt trở nên nhanh và mạnh hơn mẹ nên đi lại, chuyển tư thể ngồi xổm… để dễ sinh con hơn.
7. Thai bất ngờ đổi tư thế
Để có thể nhanh chóng và dễ dàng sinh ra, bé phải nằm đúng ngôi thai với tư thế đầu chúc xuống đất. Thế nhưng đôi khi bé lại thay đổi tư thế vào những phút cuối. Do đó nếu bé nằm ở những tư thế bất tiện như quay về phía sau thì cơn chuyển dạ sẽ trở nên khó khăn hơn và dĩ nhiên chậm hơn.
8. Gây tê ngoài màng cứng
Một số sản phụ chịu đau kém sẽ chọn phương pháp gây tê ngoài màng cứng để “đỡ sợ”. Kỹ thuật này giúp sản phụ kiểm soát được cơn đau đẻ nhưng nó cũng làm cho quá trình chuyển dạ chậm lại.
(Tổng hợp)