Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không là băn khoăn của không ít các chị em phụ nữ. Nỗi ám ảnh hay mong mỏi có em bé đều có thể là nguyên nhân chính, khiến điều băn khoăn này trở thành nỗ lo nghiêm trọng với chị em. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem, đây liệu có phải là dấu hiệu mang thai không và còn những tình trạng nào khác nữa nhé.
1. Kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không?
Kinh nguyệt ra ít có khả năng là máu báo thai – một trong các dấu hiệu mang thai sớm nhất mà chị em có thể quan sát được.
Thực tế, kinh nguyệt ra ít đa phần không phải là máu báo thai. Đây là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở chị em phụ nữ ở mọi độ tuổi kể từ khi có kinh đến khi mãn kinh. Kinh nguyệt ra ít có nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nó cũng là một biểu hiện khiến nhiều chị em dễ nhầm lẫn là máu báo thai, do lo lắng thái quá về tình trạng mang thai ngoài ý muốn hoặc đang rất mong có em bé.
2. Phân biệt kinh nguyệt và máu báo thai
Để biết tình trạng máu ra ít có phải là máu kinh nguyệt hay là máu báo thai hay không, trước hết bạn cần bình tĩnh để xem xét rõ sự khác biệt giữa máu kinh nguyệt và máu báo thai để hạn chế sự nhầm lẫn của mình.
2.1. Máu kinh nguyệt
- Màu sắc : đỏ tươi hoặc đỏ thẫm
- Tính chất : có thể kèm theo dịch nhày cổ tử cung và mảng bong tróc niêm mạc.
- Lượng máu : chảy máu nhiều, lượng máu mỗi phụ nữ mất đi ở một chu kỳ kinh nguyệt có thể từ 80-100ml
- Thời gian chảy máu : diễn ra ít nhất là 3 ngày, hoặc kéo dài có thể từ 4-6 ngày với lượng máu ra ít dần
2.2. Máu báo thai
- Màu sắc : màu hồng hoặc nâu
- Tính chất : không kèm theo dịch nhầy cổ tử cung, không có máu đông hay vón cục, hoặc niêm mạc trộn lẫn
- Lượng máu : Máu báo thai ra ít thậm chí chỉ vài giọt
- Thời gian chảy máu : diễn ra trong thời gian ngắn, chỉ 1-2 ngày là hết sạch
3. Các điều kiện khiến bạn phải nghi ngờ tình trạng kinh nguyệt ra ít có phải là mang thai không
Ngoài việc xác định được tính chất của máu báo thai, thời gian chảy máu và lượng máu, bạn cũng cần lưu ý các điều kiện khác để khiến bản thân có thể nghi ngờ đây là dấu hiệu mang thai sớm. Cụ thể như:
- Bạn bị chậm kinh khoảng 7-10 ngày.
- Quan hệ tình dục trong thời gian sễ thụ thai chẳng hạn trong thời gian trứng chuẩn bị rụng hoặc ngày trứng rụng .
- Quan hệ tình dục và không sử dụng bất cứ biện pháp tránh thai nào.
- Sức khỏe sinh sản và các cơ quan trong hệ sinh sản của bạn trước, trong và sau thời gian quan hệ tình dục đều ổn và không gặp bất cứ biểu hiện bất thường nào như viêm nhiễm hay khả năng mắc bệnh nào khác.
4. Cách xử trí khi tình trạng máu báo thai có khả năng chính xác cao
Các việc bạn cần làm là:
- Theo dõi ít nhất 2 ngày về lượng máu và tình trạng máu xuất hiện.
- Chờ khi máu sạch thì dùng que thử thai để nắm rõ hơn về tình trạng đã thực sự mang thai hay chưa. Nếu ngày đầu tiên bạn thử chưa có kết quả dễ xác nhận, thì hãy thử thêm 1-2 lần nữa ở các ngày tiếp theo.
- Sau khi thử thai, dù kết quả của bạn như thế nào, bạn cũng nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám để xác định tình trạng mang thai của mình hay không. Hoặc, để kiểm tra xem có bất thường nào xảy ra với hệ sinh sản của mình hay không.
5. Kinh nguyệt ít còn là biểu hiện của tình trạng bất thường mà bạn nên lo lắng
Nếu như, sau khi xem xét các yếu tố liên quan đến tình trạng máu báo thai một cách tổng thể và bạn nhận thấy rằng khả năng máu báo thai là ít, vậy thì việc cần biết thêm một số nguyên nhân khiến tình trạng kinh nguyệt của bạn ra ít là rất cần thiết. Các nguyên nhân cũ thể có thể là một trong số các nguyên nhân như dưới đây:
5.1. Tác dụng phụ của thuốc tránh thai
Nếu bạn sử dụng thuốc tranh thai khẩn cấp sau quan hệ, thì tình trạng ra máu là có thể xảy ra do tác dụng phụ của thuốc. Nếu chỉ xuất huyết nhẹ và không kèm theo biểu hiện bất thường nào khác như nôn, đau bụng, chóng mặt,…thì bạn không cần phải lo lắng. Sau vài ngày tình trạng chảy máu sẽ chấm dứt.
Tuy nhiên nếu tình trạng ra máu kéo dài hơn thì bạn cần đi bác sỹ để tham khám kiểm tra.
5.2. Thói quen và lối sống sinh hoạt
Thói quen, lối sống sinh họa hàng ngày của bạn đều có những tác động nhất định đến chu kỳ của bản thân. Cụ thể như:
- Thói quen ăn uống của bạn chưa tốt chẳng hạn ăn quá ít hay quá nhiều, dinh dưỡng không cân bằng, các bữa ăn chưa khoa học, dùng quá nhiều caffein, thức uống có cồn,…
- Lối sống sinh hoạt hàng ngày của bạn chưa hợp lý chẳng hạn bạn thức quá khuya, thường xuyên làm việc nặng, vệ sinh vùng kín chưa tốt,…
5.3. Tâm lý
Tâm lý tinh thần của bạn có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hormone. Điều này có thể là nguyên nhân khiến cho chu kỳ kinh nguyệt của bạn không ổn định, cũng như lượng máu kinh sẽ ra ít đi hoặc bạn bị chậm kinh. Các lý do cụ thể ảnh hưởng đến chu kỳ và tình trạng kinh nguyệt của bạn là:
- Tâm lý bất ổn
- Stress
- Mệt mỏi kéo dài
5.4. Bệnh lý
Một số bệnh lý cũng là nguyên nhân khiến cho máu kinh của bạn ra ít hoặc ảnh hưởng đến tình trạng của máu mà khiến bạn lo lắng, dễ nhầm lẫn với máu báo thai, chẳng hạn như:
- Viêm cổ tử cung
- Viêm vùng chậu
- U xơ cổ tử cung
- Polyp cổ tử cung
5.5. Có thai ngoài tử cung hoặc phá thai
- Có thai ngoài tử cung cũng làm xuất hiện tình trạng chảy máu bất thường ở âm đạo. Tính chất của máu cũng có thể khiến bạn dễ nhầm lẫn là dấu hiệu có thai, hơn là nguyên nhân bất thường khác diễn ra ở cơ thể khiến cho kinh nguyệt ít.
- Việc nạo phá thai thường làm lớp niêm mạc tử cung bị mỏng đi, cũng như nội mạc tử cung kém phát triển. Nạo phá thai không an toàn dễ khiến bạn gặp phải tình trạng chảy máu ít dù không phải chính xác bạn đang đến chu kỳ kinh. Điều này cũng khiến một số chị em băn khoăn liệu có phải là dấu hiệu có thai, chứ không hoài nghi về việc chảy máu là do hậu quả của nạo phá thai.
Đến đây, điều băn khoăn kinh nguyệt ra ít có phải mang thai không với bạn hẳn đã có đáp án khá đầy đủ. Chuyên mục Kế hoạch có con hy vọng qua chia sẻ này, chúng ta đều cùng xác nhận được rằng, vấn đề máu kinh ra ít dù có khả năng là máu báo thai, song phần lớn có thể là không phải vì thực ra, tính chất của máu báo thai rất khác so với máu kinh nguyệt. Còn, kinh nguyệt ra ít không chỉ là một biểu hiện phản ánh sức khỏe của phụ nữ chúng ta đang gặp vấn đề, mà còn có tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản. Do đó, trong mọi trường hợp, bạn không nên xem nhẹ, mà cần xét đến các khả năng có thể xảy ra. Nếu nguyên nhân không phải từ các lý do chủ quan có thể tự cải thiện, bạn cần đi thăm khám sớm nhất có thể, để có cách điều trị kịp thời, nhằm bảo đảm cho sức khỏe của bản thân nói chung, cũng như sức khỏe sinh sản nữa nhé.
Cát Lâm tổng hợp