Kinh nguyệt không đều và những nguy hiểm khôn lường chị em đừng chủ quan

0
20

Kinh nguyệt không đều đôi khi chỉ là dấu hiệu bình thường do sự thay đổi của cơ thể. Nhưng phần lớn, đây là dấu hiệu của một số bệnh lý khác mà chị em thường bỏ qua. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra nhiều tác hại khôn lường mà chị em cần lưu ý.

1. Biểu hiện của kinh nguyệt không đều là gì?

Biểu hiện kinh nguyệt không đều là thời gian kéo dài ngày

Kinh nguyệt xuất hiện khi trứng rụng không được thụ tinh. Một chu kì kinh thông thường dài khoảng 25-33 ngày. Nếu chị em có chu kì ngắn hơn 25 ngày hoặc dài trên 33 ngày nhưng hàng tháng vẫn có kinh đều đặn vẫn được coi là bình thường.

Thời gian hành kinh kéo dài 5-7 ngày. Tuy nhiên, một số chị em có kinh nguyệt không đều hay rối loạn kinh nguyệt với các biểu hiện:

– Lượng máu kinh lúc ra ít quá, lúc ra nhiều quá, máu kinh có màu đen sẫm.

– Kinh nguyệt thưa hoặc ra máu ít: Khi chu kì kinh kéo dài đến 36 ngày được gọi là kinh thưa. Thời gian có kinh

– Rong kinh: Máu kinh ra 1-2 ngày với lượng rất ít trong thời gian giãn cách giữa 2 chu kì kinh.

– Vô kinh: Thiếu nữ trong độ tuổi sinh sản nhưng quá 18 tuổi vẫn không thấy kinh nguyệt (vô kinh nguyên phát). Còn chị em đã có kinh nhưng 3-6 tháng gần đây bỗng thấy mất kinh (vô kinh thứ phát).

2. Nguyên nhân gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều?

– Căng thẳng tâm lý: Tâm trạng bất ổn, căng thẳng trong cuộc sống, áp lực công việc đều là yếu tố làm tuyến yên bị ức chế gây ra tình trạng trứng rụng không đều dẫn tới rối loạn kinh nguyệt.

– Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày, thuốc tránh thai hoặc 1 số loại thuốc điều trị bệnh có thể gây ra tác dụng phụ như chậm kinh, kinh không đều, mất kinh…

– Chế độ ăn kém dinh dưỡng: Nhiều chị em ăn kiêng để giảm cân nhưng thực hiện sai phương pháp dẫn tới cơ thể bị suy dinh dưỡng, giảm sự bài tiết hormone estrogen và phóng noãn gây kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó phụ nữ thường xuyên hút thuốc, uống rượu bia, cà phê cũng có nguy cơ cao rối loạn kinh nguyệt.

– Suy tuyến giáp: Gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết hormone sinh sản prolactin do tuyến yên bài tiết gây mất kinh, kinh không đều

– Đa nang buồng trứng: Là nhiều nang trứng tồn tại trong buồng trứng. Phụ nữ bị đa nang buồng trứng có triệu chứng kinh nguyệt ít, không đều, rong kinh.

3. Việc kinh nguyệt không đều dẫn đến tác hại gì?

Kinh nguyệt không đều có thể dẫn đến thiếu máu

Dẫn đến thiếu máu

Kinh nguyệt không đều có thể do kinh nguyệt mất máu trong một thời gian dài hoặc ra máu không theo một quy tắc nào, dẫn đến thiếu máu. Bạn sẽ cảm thấy chóng mặt, mệt mỏi, tim loạn nhịp, thở gấp… trường hợp nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến tính mạng.

Dẫn đến các bệnh ác tính

Kinh nguyệt không đều do bệnh phụ khoa gây ra. Trong đó bệnh u xơ tử cung, ung thư buồng trứng, tăng sản lạc nội mạc tử cung, viêm cổ tử cung, polyp tử cung, mất cân bằng hormone… là loại bệnh thường gặp khi kinh nguyệt không đều. Nếu không điều trị kịp thời có thể chuyển thành bệnh ác tính.

Nguy cơ vô sinh

Rối loạn kinh nguyệt về bản chất là sự thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Hơn nữa, chị em rất khó xác định được ngày rụng trứng để tiến hành thụ thai. Nếu không được chữa trị sớm để điều hòa kinh nguyệt trở lại và kiểm soát các bệnh lý phụ khoa khác. Nguy cơ khó thụ thai sẽ càng tăng cao. Trường hợp xấu nhất của bệnh có thể dẫn tới vô sinh.

Ảnh hưởng đến nhan sắc

Rối loạn kinh nguyệt khiến bạn đau mỏi cơ thể, hoạt động sinh hoạt khó khăn. Chúng khiến bạn trở lên mất ngủ, chán ăn. Điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến nhan sắc của bạn.

Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”

Khi bạn mắc chứng rối loạn kinh nguyệt, cơ thể mệt mỏi thất thường, đau nhức vùng kín và có cảm giác khó chịu. Điều này cũng có thể kéo dài vài ngày sau kinh. Việc đó khiến bạn không tự tin trong “chuyện ấy” và hiệu quả không cao. Bạn sẽ không có cảm giác hưng phấn hay thích thú với “chuyện ấy” vì cơ thể quá mệt mỏi và suy nhược, luôn có cảm giác khó chịu và không muốn làm bất cứ việc gì.

4. Phải làm gì khi chu kỳ kinh nguyệt không đều?

Bản thân người phụ nữ cần theo dõi sát sao chu kì kinh nguyệt hàng tháng và hiểu rõ chu kỳ kinh nguyệt bao nhiêu ngày là bình thường. Chị em nên có sổ ghi chép hoặc sử dụng các ứng dụng thông minh trên điện thoại để kiểm tra chu kì kinh, nếu thấy có các dấu hiệu bất thường phải kịp thời đi khám.

Việc xác định tìm ra nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng kinh không đều rất quan trọng. Khi khám phụ khoa, chị em có thể được soi âm đạo, soi ổ bụng, buồng tử cung, siêu âm kiểm tra các dấu hiệu bất thường ở ống dẫn trứng, buồng trứng, cổ tử cung…

Sau đó bác sĩ mới đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân nhằm chữa trị dứt điểm các bệnh gây kinh nguyệt không đều, phục hồi sức khỏe cho chị em phụ nữ.

Ngoài ra, trước và trong kì kinh nguyệt, chị em cũng cần lưu ý:

Nên giữ ấm phần bụng dưới khi có kinh

– Luôn giữ ấm bụng dưới, không tắm nước lạnh, ăn đồ lạnh, đồ gỏi sống. Nếu đau bụng kinh nên chườm nóng bụng hoặc xoa dầu gió rồi mát-xa bụng.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, thường xuyên thay băng vệ sinh sau 3-4 giờ trong khi hành kinh.

– Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế quan hệ tình dục khi có kinh nguyệt.

– Không thức khuya, căng thẳng tinh thần, ăn uống bồi dưỡng để đảm bảo thể chất và tâm lý tốt nhất.

– Không tự ý uống các loại thuốc điều kinh bừa bãi, thuốc dân gian theo lời truyền miệng.

(Tổng hợp)

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận