Kiến thức sinh con là điều quan trọng, mà mọi cặp vợ chồng cần tìm hiểu trước khi có ý định có con. Quá trình mang thai, sinh con và nuôi dạy con là cả một hành trình dài, trong đó, những gì các cặp vợ chồng tìm hiểu, chuẩn bị sẵn sàng để chào đón đứa con của mình là không bao giờ thừa. Hãy cùng điểm qua và tích lũy một số kiến thức cơ bản nhất nhé.
1. Kiến thức chuẩn bị mang thai
1.1 Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai
Dinh dưỡng chuẩn bị mang thai là điều hết sức quan trọng, vì nó quyết định đến sức khỏe của mẹ và em bé sau này. Giai đoạn này, các chị em phụ nữ phải chú ý ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình thụ thai, mang thai và sinh con sắp tới. Đặc biệt bạn nên ăn nhiều trái cây và rau củ để cung cấp các loại vitamin và dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe bản thân, đồng thời cũng cung cấp đủ chất, để em bé được phát triển tốt.
1.1.1 Vitamin D
Tạo ra cho cơ thể phụ nữ các hoocmon sinh dục như estrogen và progesteron, giảm thiểu testosteron. Là một loại vitamin có tác dụng đến sực rụng trứng, buồng rứng, nội mạc tử cung và nhau thai. Vitamin D có trong trứng, sữa, dầu gan cá, ánh nắng mặt trời,…
1.1.2 Sắt
Khi bạn có ý định mang thai, bạn cần cần cung cấp 27mg sắt/ngày để quá trình rụng trứng của bạn diễn ra được thuận lợi. Các thực phẩm chứa chất sắt là : thịt đỏ, bột yến mạch, đậu,…
1.1.3 Acid Folic/Folate
Bạn nên bổ sung 400mcg axit folic hàng ngày trước khi mang thai, vì nhờ có chất này sẽ làm giảm thiểu nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở trẻ, ngăn ngừa nguy cơ sinh non, chậm phát triển thai nhi, trẻ sơ sinh bị thiếu cân, sảy thai hoặc các biến chứng của thai kì,… Axit folic có trong các loại rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam, các loại đậu, ngũ cốc,…
1.1.4 Omega-3
Omega-3 có tác dụng điều hòa hormone, tăng chất nhầy cổ tử cung và cải thiện cổ tử cung. Các loại thực phẩm như cá hồi đóng hộp, cá hồi chín, cá mòi, quả óc chó, đậu nành, trứng,.. chứa rất nhiều omega 3.
1.1.5 Kẽm
Giúp hệ thống sinh sản ở cả nam và nữ đều diễn ra tốt, tăng khả năng thụ thai và giảm nguy cơ sảy thai. Các thực phẩm chứa nhiều kẽm: hàu, tôm, gan dê,… Cần bổ sung kẽm trong chế độ ăn uống trước khi mang thai .
1.2 Kiểm tra sức khỏe
Cả vợ và chồng đều phải có sức khỏe tốt thì khả năng thụ thai mới dễ dàng thành công và em bé sau này được khỏe mạnh. Vì vậy, vợ chồng bạn hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát để chuẩn bị mang thai .
1.2.1 Kiểm tra sinh sản và phụ khoa
Thực hiện kiểm tra này, bạn có thể biết mình khỏe hay không? Có mắc bệnh gì di truyền không? Sẽ kiểm tra cổ tử cung, xét nghiệm HIV và các bệnh nghiêm trọng khác như nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác,…Việc kiểm tra này rất có ích trong việc bảo đảm một thai kỳ khỏe mạnh và sức khỏe của em bé sau này.
1.2.2 Xét nghiệm máu
Kiểm tra để biết mình có bị thiếu máu không? Máu mình có ổn định không? Có bị mắc các bệnh về tiểu đường không? Và xác định yếu tố Rh nhằm phòng tránh bất đồng nhóm máu mẹ và con.
1.2.3 Xét nghiệm nước tiểu
Khi kiểm tra nước tiểu sẽ biết được bạn có bị viêm đường tiết niệu hay mắc các bệnh tình dục không? Đồng thời tìm các bất thường khác trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn,… Từ đó có cách điều trị kịp thời để mẹ chuẩn bị sẵn sàng cho việc mang thai.
1.2.4 Khám răng miệng
Việc chữa bệnh răng miệng rất khó khăn nếu phải thực hiện trong quá trình mang thai, nó cũng có thể gây ra nhiễm trùng máu trong thai kỳ, khi sức đề kháng của mẹ trong giai đoạn này không còn như trước. Vì vậy mẹ phải đảm bảo răng miệng mình chắc khỏe trước khi mang thai để tránh ảnh hưởng cho bé sau này.
1.2.5 Kiểm tra tuyến giáp
Khi mắc bệnh về tuyến giáp sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi và não bộ của trẻ. Nguy cơ sinh non hoặc xảy thai trên 70% đối với những chị em bị suy tuyến giáp. Vì vậy kiểm tra tuyến giáp hoạt động bình thường hay không là điều rất quan trọng khi chuẩn bị mang thai.
1.2.6 Bệnh di truyền
Xét nghiệm các nhiễm sắc thể đột biến để mẹ an tâm khi con không bị bệnh di truyền nào từ bố mẹ.
1.3 Tiêm phòng
- Vắc xin ngừa sởi, quai bị, rubella : Hiện nay đã có thuốc tiêm ngừa 3 trong 1 giúp mẹ tránh những bệnh nguy hiểm không mong muốn như thai lưu, đẻ non, dị tật bẩm sinh, vô sinh,…
- Vắc xin ngừa thủy đậu : Nên tiêm trước khi có em bé một tháng để tránh thai nhi tử vong, chậm phát triển, sảy thai, thai lưu,…
- Vắc xin viêm gan siêu vi B : Vì bệnh này rất dễ lây từ mẹ sang con, gây những hậu quả nghiêm trọng.
- Vắc xin cúm : Vì khi mẹ bị cúm ở 3 tháng đầu rất dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Khi chuẩn bị mang thai, tiêm phòng là một bước chuẩn bị cực kỳ quan trọng để giảm những rỏi ro trong thai kỳ cũng như sức khỏe của thai nhi sau này. Vì vậy, bạn nhất định phải đi chích ngừa nhé.
1.4 Tài chính và tâm lý
- Khi chuẩn bị mang thai, bạn cần chuẩn bị tài chính ổn định để sinh con và nuôi con. Tùy thuộc vào tài chính mà vợ chồng bạn có kế hoạch sinh con nhiều ít khác nhau và khoảng cách sinh con cũng khác nhau.
- Vợ chồng bạn phải vui vẻ, sẵn sàng về mọi mặt để chào đón đứa con của mình.
1.5 Những điều cần tránh khi chuẩn bị mang thai
- Các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao.
- Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
- Rượu bia và những đồ uống có chứa cafein.
- Biên pháp tránh thai.
- Hóa chất độc hại.
- Tránh nhiễm trùng.
- Thuốc lá, ma túy.
- Tâm lý bất ổn.
2. Kiến thức trước khi sinh con
Các cặp vợ chồng cần tìm hiểu các kiến thức về việc thụ tinh, mang thai để biết cách nhận biết mình có thai và có chế độ chăm sóc hợp lý nhất ngay từ sớm, cho mẹ và bé đều khỏe mạnh và nhất là thai nhi phát triển tốt nhờ được chăm sóc kỹ ngay từ những ngày đầu tiên.
2.1 Quá trình thụ thai
- Thời điểm thụ thai thành công thì khoảng 3-4 ngày trước và sau ngày thứ 14 ( ngày rụng trứng ) trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Thời điểm dễ thụ thai nhất là trước và sau khi rụng trứng 1 ngày.
- Trứng sống được khoảng 12-24 giờ sau khi rụng trong khi tinh trùng có thể tồn tại tối đa 7 ngày.
- Khi quan hệ vài triệu con tinh trùng được giải phóng vào trong âm đạo của phụ nữ nhưng chỉ có khoảng vài con là còn sống sót vì môi trừng axit của âm đạo phụ nữ. Nhờ các dịch nhầy mà các tinh trùng còn lại tới gần được với tử cung và thụ tinh với trứng.
- Thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút, cũng có những tinh trùng phải mất 12 giờ mới tới được ống dẫn trứng – nơi trứng rụng đang chờ.
- Trứng khi ra khỏi buồng trứng, di chuyển đến ống dẫn trứng để gặp tinh trùng, trứng chỉ cho 1 tinh trùng chui vào.
- 12 giờ tiếp theo, trứng và tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.
Thụ thai thành công quyết định bởi cả hai vợ chồng. Ảnh Internet
2.2 Quá trình mang thai
Sau khi trứng gặp tinh trùng tạo thành hợp tử rồi thì chắc chắn phôi thai đã xuất hiện trong bụng mẹ. Mẹ cần biết những dấu hiệu sau để nhận biết mình đã có thai.
2.2.1 Dấu hiệu mang thai
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao : Khi mang thai hormone progesterone tiết ra nhiều hơn làm nhiệt độ cơ thể phụ nữa tăng lên.
- Ngực mềm, căng tức và lớn hơn : Lượng máu cung cấp cho bầu ngực tăng lên làm kích thước vòng 1 tăng lên, căng nhức nhưng lại mềm hơn.
- Cảm thấy mệt mỏi : Khi xuất hiện thai nhi, cơ thể bạn sẽ mệt mỏi hơn vì tim và hệ tuần hoàn phải hoạt động nhiều hơn để nuôi phôi thai trong bụng mẹ phát triển.
- Đau đầu : Tăng đột biến hormone progesterone và sự thiếu hụt hồng cầu làm chị em phụ nữ đau đầu khi mang thai.
- Tăng cân : Bạn ăn nhiều hơn và thèm ăn hơn làm cân nặng của bạn cũng tăng lên.
- Ra máu và thay đổi dịch âm đạo : Cơ thể bạn sẽ xuất hiện 1 đốm máu màu hồng nhạt hoặc màu nâu đậm và chỉ xuất hiện trong 1 đến 2 ngày. Dịch âm dạo cũng có sự thay đổi với màu sắc đục hơn.
- Đau lưng : Cơn đau thất thường, đau lưng duới nhất là vị trí thắc lưng gần xương chậu.
- Đi tiểu nhiều : Phôi thai phát triển làm ảnh hưởng đến bàng quang, lưu lượng máu cũng tăng lên đáng kể, thận sẽ bài tiết ra nhiều nước hơn.
- Táo bón, đầy hơi : Nguyên nhân là do hoocmon progesterone tăng cao làm rối loạn đến hệ tiêu hóa.
2.2.2 Chăm sóc mẹ thời gian thai kì
Dinh dưỡng mẹ bầu
- Mẹ ăn gì con bổ nấy, vì vậy về chế độ ăn uống của mẹ bầu trong thời kì mang thai là rất quan trọng.
- Mẹ nên ăn đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất: bột, đường, đạm và vitamin trong suốt thai kỳ.
- Mỗi ngày mẹ bầu chỉ nên cung cấp từ 300 – 400 calo.
- Uống nước đầy đủ để tránh tình trạng mất nước, thiếu máu.
- Nên ăn các loại thịt: Thịt đỏ (thịt bò, thịt heo nạc), thịt gia cầm, bổ sung chất sắt, canxi, photpho,… và các vitamin A, B1, B2, D, E…
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Có nhiều chất xơ, vitamin, giúp tiêu hóa tốt, ngăn ngừa bệnh tật, tăng sức đề kháng của chị em phụ nữ khi mang thai. Nên ăn Súp lơ xanh, bắp cải, măng tây, bưởi, dứa, đu đủ chín,…
- Các loại ngũ cốc cung cấp cho mẹ hàm lượng dưỡng chất vô cùng dồi dào bao gồm: Vitamin B1, B2, B6, C, E, các khoáng chất sắt, canxi, kali, magie, tinh bột, đạm,… hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.
- Không nên ăn các loại cá có chứa hàm lượng thủy ngân cao, đồ tái sống, đồ hộp, thực phẩm chưa tiệc trùng, các chất kích thích,…
- Uống sữa trong suốt thời gian thai kì.
Tập luyện thể dục, thể thao
- Tập thể dục, thể thao mỗi ngày tốt về thể chất mà còn giúp nâng cao tinh thần, giải tỏa stress.
- Bạn có thể đi bộ, tập yoga,…
- Bắt đầu từ việc vân động 10 phút/ngày, sau đó tăng dần lên.
- Tập thể dục suốt thời gian mang thai giúp em bé khỏe hơn, mẹ ngủ ngon giấc hơn, cơ thể mẹ được co giãn, dễ đẻ hơn,…
Chú ý sức khỏe và tâm lý bà bầu thai kì
- Tăng sức đề kháng, hạn chế các vi khuẩn, vi rút xâm nhập cơ thể, ảnh hưởng xấu cho mẹ và bé.
- Khi bị bệnh cần đến bác sĩ, tránh sử dụng thuốc tùy tiện.
- Để ý đến em bé trong bụng, đảm bảo em bé được bình thường.
- Suốt thai kì bà bầu nên vui vẻ, thoải mái.
- Tránh suy nghĩ nhiều và suy nghĩ tiêu cực.
- Cần sự động viên, quan tâm, chăm sóc và ở bên cạnh bà bầu.
Vấn đề thai kì cần chú ý
- Nhau thai bám thấp:Có khoảng 5% bà bầu mắc phải, nên tiến hành siêu âm để có kế hoạch sinh con an toàn.
- Tiểu đường thai kì: 8% mẹ bầu sẽ mắc chứng tiểu đường thai kỳ vào tuần thứ 24 -28. Bà bầu nên tránh ăn ngọt.
- Tiền sản giật: Xảy ra ở 10% các mẹ bầu. Mẹ bầu cần được bác sĩ chăm sóc cẩn thận và tốt nhất nên lựa chọn sinh mổ.
- Thiếu ối: Khoảng 4% mẹ bầu thiếu ối vào thời kỳ cuối. Mẹ bầu cần theo dõi cẩn thận và khắc phục chúng để bé có thể phát triển bình thường nhé.
Duy trì cân nặng
- Cân nặng của mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cần duy trì cân nặng cân đối.
- Tránh những biến chứng có liên quan như huyết áp, bệnh tiểu đường thai kỳ và nhiều nguy cơ khác.
- Trung bình, mẹ nên tăng từ 10-12kg và chia đều: 1kg trong 3 tháng đầu, 3-5kg trong 3 tháng giữa, 6kg trong 3 tháng cuối.
- Không tăng cân hoặc tăng cân quá nhanh cũng đều không tốt cho mẹ bầu và em bé.
Nghỉ ngơi hợp lý
- Mẹ phải đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng, có thời gian nghỉ giữa giờ làm và tinh thần thật thoải mái.
- Khi nghỉ ngơi hợp lý, bạn sẽ có sức khỏe tốt, tinh thần thư giản và giúp bé phát triển tốt.
- Hạn chế tình trạng mất ngủ kéo dài, vì sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Chú ý vệ sinh
- Tắm, rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
- Chú ý chăm sóc vùng nách, vùng kín, ngực và rốn.
- Chăm sóc răng miệng sạch sẽ để không bị các bệnh răng miệng trong giai đoạn thai kì.
2.2.3 Chuẩn bị đồ trước khi sinh
Chuẩn bị các loại giấy tờ: Sổ khám thai, giấy tờ tùy thân, thẻ bảo hiểm,… Để nó vào túi đi sinh đã chuẩn bị sẵn và chỉ cho chồng hoặc người thân biết ngăn cất.
Chuẩn bị đồ cho mẹ
- Đồ dùng trong thời gian ở viện : 1-2 bộ đồ, 1 đôi dép, đồ vệ sinh cá nhân, áo khoác, 1 gối, 1 mền, 1 mùng, bỉm người lớn, mũ, tất, bông tai, quàn lót, phịch ước nóng, dụng cụ ăn cơm,…
- Đồ dùng khi ra viện : 1 bộ đồ mỏng, dài; 1 áo khoác, kính mát, nón,…
- Đồ dùng khi về nhà : Quần áo thấm mồ hôi tốt, vớ chân, dung dịch vệ sinh, vớ chân, bông gòn, rượu gừng, dầu nóng, kem chống rạn da,…
Chuẩn bị đồ cho bé
- Đồ mặc : Áo, tã, miếng lót, bỉm, khăn, áo khoác, vớ, bao tay,…
- Dụng cụ uống cho bé : Bình sữa, ly, muỗng, ty,..
- Dụng cụ vệ sinh : Dầu gội, sữa tắm, dầu thơm, rơ lưỡi, gạt băng rốn, dầu tràm…
3. Kiến thức sinh con
3.1 Dấu hiệu sinh con
3.1.1 Bụng bầu tuột xuống, sa bụng
Khi bé sắp chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới khung xương chậu. Khung xương chậu sẽ cảm giác nặng nề hơn và mẹ đi lại cũng khó khăn hơn. Tuy nhiên mẹ sẽ cảm thấy dễ thở hơn vì thai nhi không còn áp lực lên nữa. Dấu hiệu này xuất hiện rõ ràng khi mẹ sinh con so .
3.1.2 Mẹ ngừng tăng cân hoặc giảm cân
Những tháng cuối, mẹ có cân nặng tăng đáng kể có thể tăng tới 12, 13 kg hơn trước khi mang thai. Nhưng khi sắp vượt cạn mẹ sẽ ngừng tăng cân, đôi khi còn giảm cân vì lượng nước ối giảm xuống. Điều này không gây ảnh hưởng gì xấu cho thai nhi.
3.1.3 Vỡ ối
Đây là hiện tượng màng thai rách, nước ối chay ra ngoài qua đường âm đạo. Nước này có màu gần giống nước tiểu, có thể có gợn máu, chảy rất nhiều mà mẹ không thể kiểm soát được. Khi thấy hiện tượng này tức là mẹ sắp sinh rồi đấy.
3.1.4 Các cơn co thắt
Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn thắt ở cổ tử cung, vì thai nhi rất muốn ra ngoài rồi đó các mẹ. Những cơn gò nhỏ ở tử cung diễn ra khoảng 30 phút và lặp đi lặp lại cách ngẫu nhiên.
3.1.5 Đau lưng và bị chuột rút nhiều
Vì thai nhi đang ở dưới phần thấp nhất của bụng nên hệ thống dây thần kinh ở chân của mẹ bị chèn ép, đại tủy bị co. Chính vì vậy người mẹ sẽ có cảm giác đau lưng, eo, tê bì chân và chân bị sưng phù.
3.1.6 Dịch nhầy âm đạo thay đổi
Âm đạo tiết dịch nhiều và đặc hơn vì nút nhầy xuất hiện có tác dụng bịt kín cổ tử cung để ngăn ngừa viêm nhiễm, sẽ bong ra trong tử cung. Một số trường hợp có xuất hiện 1 chút máu gọi là “máu báo sắp sinh”.
3.1.7 Cổ tử cung bắt đầu mở
Tùy mỗi người mà cổ tử cung mở nhanh chậm khác nhau. Đây là một trong những dấu hiệu sinh con chuẩn xác nhất.
3.1.8 Tiều tiện tăng lên
Về cuối thai kì vì bàng quang phải chịu sức ép của thai nhi khiến cho số lần tiểu tiện của mẹ tăng lên. Trước mỗi lần tiểu mẹ sẽ có cảm giác tử cung co thắt, bụng đau.
3.1.9 Các khớp giãn ra
Trong quá trình mang thai hoocmon Relaxin của mẹ thường xuyên tiết ra, giúp cho hệ thống dây chằng của bạn trở nên mềm mại và giãn nở hơn, khung xương chậu cũng được mở rộng để chào đón bé yêu ra đời.
3.1.10 Số thai máy thay đổi
Khoảng 3-4 tuần em bé trong bụng ở trạng thái yên lặng. Nếu bé chuyển động mạnh bất ngờ thì có lẽ đó là dấu hiệu bé sắp ra đời rồi.
3.2 Sinh con như thế nào
3.2.1 Đau đẻ bao lâu thì sinh
- Khi sắp sinh mẹ đa phần sẽ có hai lần chuyển dạ là chuyển dạ giả và chuyển dạ thật.
- Thường đau đẻ (chuyển dạ) giả không thể xác định được thời gian mẹ sinh con, nên các mẹ cũng đừng quá vội vàng hay lo lắng khi cơn đau này xuất hiện.
- Đau đẻ thật chính là giai đoạn tiếp theo và cuối cùng của hành trình mang thai, các mẹ không thể làm giảm đau được cho đến khi sinh thai nhi ra.
- Khi nước ối của mẹ bầu bị vỡ có nghĩa là khả năng chuyển dạ cao hơn, thông thường trong 24 giờ.
- Thời gian đau đẻ và thời gian sinh là khác nhau. Mẹ hạn chế lo lắng, mẹ cần tập trung giữ sức, thở, rặn đúng cách để vượt qua cơn đau đẻ và sinh con.
- Qúa trình sinh con diễn ra trong một thời gian dài. Vì vậy mẹ cần chuẩn bị sức khỏe thật tốt để sinh con dễ dàng.
3.2.2 Làm sao để mẹ sinh con dễ dàng hơn
- Ngủ nhiều hơn : Phải ngủ ít nhất 7 tiếng, nếu không khả năng sinh mổ của mẹ cao gấp 4 lần, thời gian chuyển dạ kéo dài.
- Đi lại nhiều : Bạn phải vân động nhẹ nhàng trong suốt quá trình mang thai. Ngay cả lúc chuyển da bạn cũng nên đi đi lại lại. Nó giúp bạn lưu thông máu, tập hít thở đều đặn, cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai, sinh nhanh.
- Massage : Là điều cần thiết cho bà bầu giản bớt đau đớn và lo lắng.
4. Kiến thức sau khi sinh con
4.1 Chăm sóc mẹ sau sinh
Chăm sóc mẹ sau sinh là điều cần thiết vì khi đó mẹ đã phải trải qua quá trình mang thai và sinh con vất vả. Đây là thời điểm mẹ được chăm sóc để phục hồi sức khỏe nhanh chóng.
4.1.1 Ăn uống khoa học
Trong giai đoạn này mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, cần nạp đủ năng lượng là 1.800Kcal/ ngày để mẹ hồi phục sức khỏe cũng như có lượng sữa dồi dào cho bé. Chế độ ăn uống của mẹ nên cân bằng đầy đủ các nhóm chất đạm, đường, béo, vitamin và khoáng chất. Những thực phẩm mẹ nên ăn trong giai đoạn sau sinh này là:
- Thịt nạc (heo, bò, gà,…) và các loại cá: Những lọai thực phẩm này chứa khá nhiều protein, canxi, phốt pho, hơn hết chúng có mùi vị dễ ăn và đều là những thực phẩm tốt có thể dùng sau khi sinh.
- Rau và trái cây: Kích thích thèm ăn,đảm bảo lượng chất xơ, tăng cường lượng vitamin và khoáng chất cho cơ thể giúp ích cho quá trình tiêu hóa và bài tiết tốt.
- Bổ sung canxi: Từ sữa, bơ, cá mòi, đậu phụ…cần cho mẹ và còn giúp hỗ trợ phát triển xương và răng cho bé.
- Sữa: Các bà mẹ sau sinh nên duy trì uống sữa dành cho bà mẹ mang thai và cho con bú nên chọn loại sữa có bổ xung loại chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, giúp tăng khả năng hấp thu của mẹ.
- Không nên ăn mặn, tránh mùi vị có vị cay nồng như ớt, hành, tỏi,…
- Mẹ sinh mổ thời gian đầu chỉ nên ăn cháo loãng, không nên ăn thực phẩm khó tiêu hay lên men.
- Nên chia bữa ăn thành các khẩu phần ăn nhỏ.
- Uống đủ nước để sữa mẹ luôn dồi dào.
- Không hút thuốc, sử dụng các chất kích thích, hay uống thuốc tùy tiện.
- Nên ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa và nên ăn thêm bữa phụ.
4.1.2 Nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe
- Nên nằm không kê gối 8 tiếng và ngủ 6-8 giờ sau đó.
- Việc ngủ đủ giấc và ngủ sâu giúp các bà mẹ tái tạo năng lượng, sản xuất sữa tốt hơn và tránh được bệnh stress, trầm cảm sau sinh.
- Tránh tình trạng mất ngủ kéo dài.
- Nên để thời gian nghỉ ngơi, nhờ chồng hay người thân chăm con.
- Vắt sữa để tủ lạnh để khi mẹ nghỉ ngơi vẫn có sữa cho con bú.
4.1.3 Chăm sóc cơ thể mẹ
Chăm sóc nhũ hoa
- Các mẹ nên cho bé bú cả 2 bên để vòng 1 của mẹ được cân đối.
- Massage vùng ngực nhẹ nhàng trước khi cho con bú.
- Chườm đá hoặc sử dụng dụng cụ vắt sữa khi vú mẹ có hiện tượng cương sữa, 2 bầu ngực căng lên gây đau nhức và có thể gây sốt nhẹ.
Chăm sóc vùng kín và thu hồi tử cung
- Sau ngày thứ 12 – 13, tử cung thu hồi về nhỏ đủ để nằm gọn trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa.
- Khi mẹ bị khâu tầng sinh môn cần kiểm tra chổ vết khâu và bôi thuốc 3 lần mỗi ngày bằng thuốc sát trùng.
- Tránh tình trạng vùng kín ẩm ướt kéo dài làm vết thương chậm lành và nhiễm trùng.
- Chú ý thay băng thường xuyên(3-4 giờ/1 lần/ 1 ngày) để giữ vệ sinh vùng kín và giảm nguy cơ nhiễm trùng sau sinh cho mẹ.
Vận động nhẹ nhàng
- Khi cơ thể đã ổn định mẹ nên vận động, massage thư giãn, xoa bóp tay chân, với liều lượng thích hợp.
- Vận động giúp sản phụ đẩy hết sản dịch ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông, giúp ăn ngủ tốt hơn.
- Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.
- Tinh thần thoải mái, giảm stress, mệt mỏi.
- Giảm các tai biến tim mạch và các nguy cơ viêm tắc tĩnh mạch sâu, nghẽn mạch phổi.
4.2 Những điều cần kiêng cữ sau sinh
Nếu mẹ muốn con khỏe mạnh mà mẹ cũng khỏe mạnh, mẹ cần kiêng cữ những điều sau đây sau khi sinh:
- Ăn uống kiêng đồ chua, đồ cay, nước đá.
- Không nên ăn rau cải bẹ xanh/cải đắng vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu.
- Không làm việc nặng trong tháng đầu tiên.
- Không tự ý dùng thuốc nếu không có sự đồng ý của bác sĩ.
- Tâm lý nên ổn định, tránh stress, căng thẳng.
- Không sử dụng các thiết bị điện tử.
- Không làm tổn thương đến vết thương mổ
- Không quen hệ tình dục sớm.
- Không nhịn đi vệ sinh.
- Vệ sinh răng miệng bình thường bằng nước ấm.
4.3 Kiến thức chăm con sau sinh
4.3.1 Chăm sóc các bộ phận của bé sơ sinh
Chăm sóc rốn
- Khi bé chưa rụng rốn mẹ cần chăm sóc bé cẩn thận, tránh làm ảnh hưởng đến bộ phận quan trọng này của bé.
- Sau khi sinh 5-7 ngày phần rốn còn lại sẽ bắt đầu khô và rụng. Khi cuống rốn hở, rất dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến nhiễm trùng nếu không được chăm sóc cẩn thận.
- Rửa tay bằng nước và xà phòng, sát trùng lại bằng cồn 90 độ.
- Dùng bông gòn và nước sạch lau rốn, sau đó thấm khô cuống rốn và chân rốn.
- Sát trùng vùng da quanh rốn bằng cồn 70 độ.
- Có thể để hở hoặc băng lại bằng một lớp gạc mỏng, vô trùng.
- Quấn tã dưới rốn, tránh để phân và nước tiểu bé làm ô nhiễm vùng rốn.
Chăm sóc da
- Da của bé rất mềm, rất dễ bị các vi khuẩn xâm nhập gây nhọt, ban, thủy đậu,…
- Thường xuyên lau khô mồ hôi ở những vùng da ở cổ, lưng, khủy tay, bẹn, mông giúp bé không bị cảm lạnh hay rôm sảy.
- Sau khi thay tã, nên rửa sạch hậu môn và bộ phận sinh dục cho bé, theo chiều từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn tấn công vùng kín của con.
- Mặc quần áo bằng chất liệu thoáng mát, có khả năng thấp hút mồ hôi.
- Cho bé tắm nắng vào buổi sáng khoảng 30 phút. Thời gian tắm nắng tốt nhất là từ 6h30 đến 7h30.
- Tránh ánh nắng cho da bé vì da bé ít có khả năng tự bảo vệ khỏi ánh nắng, cần sử dụng miếng chắn nắng trên xe đẩy, có thể quấn thêm tã vải (khăn mỏng) trên miếng chắn nắng để trẻ được mát hơn.
4.3.2 Chăm sóc bé sơ sinh
- Lựa chon quần áo cho bé phù hợp với thời tiết, lựa chon những loại vải thấm hút mồ hôi tốt.
- Vệ dinh và lau mồ hôi cho trẻ thường xuyên.
- Cần mặc vừa đủ giữ ấm cho trẻ, tránh làm trẻ nóng bức, khó chịu.
- Mỗi ngày thay quần áo nhiều lần để da bé luôn sạch sẽ.
- Mẹ cần tìm hiểu thêm thông tin để nhận diện chính xác dấu hiệu trẻ bị bịnh, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường dù là nhỏ nhất để kịp thời điều trị.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi bú mẹ, vừa giúp con bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, vừa tăng khả năng miễn dịch cho bé.
- Đối với những trẻ không bú mẹ, nên chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất đầy đủ để giúp bé tăng sức đề kháng.
- Nên kiểm tra thân nhiệt của bé thường xuyên, giữ nhiệt độ phòng bé ở tối thiểu là 25-26 độ.
- Bé lớn hơn 8 tháng tuổi, bạn có thể cho con uống thêm nước và các loại nước ép trái cây bổ dưỡng giúp giải khát cho con.
- Tắm cho bé mỗi ngày. Hạn chế tắm nhiều lần. Nhiệt độ nước tắm nên ở khoảng 38 độ C.
- Lau rửa kỹ bộ phận sinh dục, vùng mông, bẹn sau khi đi vệ sinh và thay tã thường xuyên cho trẻ.
- Không đóng bỉm cho bé cả ngày mà thỉnh thoảng cần để bé “khỏa thân” khoảng 10-15 phút cho thoải mái.
- Nên cho bé tắm nắng sáng để hấp thu vitamin D.
- Cho con ngủ ngon và ngủ đủ giấc.
- Massage cho bé sơ sinh để bé khỏe và phát triển.
5. Các bí quyết mà mẹ không nên bỏ qua
- Mẹ nên tìm hiểu thật kĩ các kiến thức sinh con như: Quá trình chuẩn bị mang thai, quá trình mang thai, quá trình sinh con, quá trình nuôi con,…
- Không nên quá lo lắng về việc sinh con.
- Đến bác sĩ tư vấn hoặc nhờ người thân có kinh nghiệm sinh con chia se các bài học và kỹ năng cần thiết khi sinh con.
- Cả bố và mẹ cùng học hỏi, tìm hiểu và chuẩn bị sẵn sàng các kiến thức sinh con để quá trình con ra đời diễn ra theo ý muốn.
Kiến thức sinh con có rất nhiều vấn đề mà các cặp vợ chồng nhất thiết không nên bỏ qua. cho rằng, nếu có ý định sinh con trong thời gian sắp tới, các cặp vợ chồng nên lên kế hoạch, học hỏi và tìm hiểu các thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề sinh con là điều không khi nào thừa thãi hoặc vô ích. Hãy chuẩn bị mọi thứ sẵn sàng, chu đáo để hành trình mang thai sinh con không quá vất vả, và đứa con của mình chào đời thật khỏe mạnh, hạnh phúc của cả gia đình được nhân lên.
Chi Lê tổng hợp