Kết quả siêu âm thai là một trong những tư liệu quan trọng nhất để theo dõi sức khỏe thai kỳ. Kết quả này hỗ trợ bác sĩ và gia đình trong việc theo dõi sức khỏe của thai nhi thêm phần chặt chẽ. Chúng được xem là tờ giấy thiêng liêng, sự kết nối sức khỏe và giao tiếp an toàn giữa mẹ và bé. Hơn thế, chúng còn giúp ba mẹ cảm nhận được con cái đang lớn dần trong bụng ra sao. Tuy nhiên, bạn đã thật sự hiểu cũng như đọc được các chỉ số cơ bản trong kết quả siêu âm thai? Nếu chưa rõ lắm thì hãy cùng cập nhật những thông số này qua bài viết này nhé!
1. Kết quả siêu âm thai và các chỉ số cùng cách đọc siêu âm thai cơ bản
Siêu âm thai là kỹ thuật y học được đưa vào áp dụng rộng rãi từ 1950. Đây được giới chuyên môn nhận định là phương pháp an toàn, mang đến hiệu quả chẩn đoán cao và không tác động đến thai nhi. Theo đó, kết quả siêu âm thai sẽ hỗ trợ bác sĩ và mẹ theo dõi chính xác sự phát triển của bé trong 9 tháng thai kỳ.
1.1. Các ký hiệu, chỉ số quan trọng của kết quả siêu âm thai
- CRL (Crow rump length): Chiều dài đầu mông
- TTD : Đường kính ngang bụng
- BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh
- APTD : Đường kính trước là sau bụng
- FL (femur length): Chiều dài xương đùi
- HC (head Circuference): Chu vi đầu
- GS (Gestational sac diameter): Đường kính túi thai
- AF (amniotic fluid): Nước ối
- AFI (amniotic fluid index): Chỉ số nước ối
- BD (Binocular distance): Khoảng cách giữ hai mắt
- OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
- CER (Cerebellum diameter): Đường kính tiểu não
- TAD (Transverse abdominal diameter): Đường kính cơ hoành
- THD (Thoracic diameter): Đường kính ngực
- APAD (Anterroposterior abdominal diameter): Đường kính bụng từ trước tới sau
- HUM (Humerus Length): Chiều dài xương cánh tay
- FTA (Fetal trunk cross-sectional area): Thiết diện ngang thân thai
- Ulna (Ulna length): Chiều dài xương khuỷa tay
- Radius : Chiều dài xương quay
- Tibia (Tibia length): Chiều dài xương ống chân
- Fibular : Chiều dài xương mác
- EFW (estimated fetal weight): Khối lượng thai ước đoán
- GA (Gestational age): Tuổi thai
- EDD (Estimated date of delivery): Ngày sinh ước đoán
1.2. Các ký hiệu, thông số cần biết khác
- BBT (Basal Body Temperature): Nhiệt độ cơ thể cơ sở
- LMP (Last menstrual period): Giai đoạn kinh nghiệt cuối
- FBP : Fetus biophysical Profile): Sơ lược tình trạng lý sinh của thai)
- FHR (fetal heart rate): Nhịp tim thai
- FG (fetal growth): Sự phát triển thai
- OB/GYN (Obstetrics/gyneacology): Sản/Phụ khoa
- FM (Fetal movement): Sự di chuyển của thai
- FT (fetal tension PL): Đánh giá mức độ nhau thai
- HA : Huyết áp
- HBSAG : Xét nghiệm viêm gan
- AFP (Alpha Fetoprotein)
- Alb (Albumin): Một loại protein trong nước tiểu
- Ngôi đầu : Em bé ở vị trí bình thường đầu ở dưới
- Ngôi mông : Phần mông em bé ở phía dưới
- Lọt : Đầu em bé đã lọt vào khung xương chậu
- MLT : Mổ lấy con
- Fe : Kê toa viên sắt bổ sung
- DS : Dự kiến ngày sinh
- TT : Tim thai
- TT (+) : Tim thai nghe thấy
- TT (-) : Tim thai không nghe thấy
- BCTC : Chiều cao tử cung
- HAcao : Huyết áp cao
- Hb : Mức Haemoglobin trong máu (kiểm tra xem có thiếu màu không).
- KC : Kỳ kinh cuối
- NTBT : Không có gì bất thường phát hiện trong nước tiểu
- MNT : Mẫu nước tiểu lấy phần giữa (của 1 lần nước tiểu)
- KL : Đầu em bé lọt vào khung xương chậu
- Phù : Phù (sưng)
- TSG : Tiền sản giật
- Para 0000 : Người phụ nữ chưa sinh lần nào (con so)
- NC : Nhẹ cân lúc lọt lòng
- Ngôi : Em bé ở vị trí xuôi, ngược, xoay trước, sau thế nào
- SA : Siêu âm
- TK : Tái khám
- NV : Nhập viện
- KAĐ : Khám âm đạo
- VDRL : Thử nghiệm tìm giang mai
- HIV (-) : Xét nghiệm AIDS âm tính
1.3. Những thuật ngữ viết tắt được dùng để mô tả tư thế nằm của thai nhi trong tử cung
- CCTS : Xương chẩm xoay bên trái đưa ra phía sau.
- CCPS : Xương chẩm xoay bên phải đưa ra phía sau.
- CCTT : Xương chẩm xoay bên trái đưa ra phía trước.
- CCPT : Xương chẩm xoay bên phải đưa ra phía trước.
2. Bảng đo chỉ số thai nhi tham khảo
Trong kết quả siêu âm thai, bảng đo chỉ số thai nhi đối với các mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Đây là cơ sở để các bác sĩ giúp mẹ bầu đưa ra lời khuyên đúng đắn cho cách chăm sóc thai kỳ, cũng như chế độ ăn uống ở các tuần tiếp theo. Tuy nhiên, các kết quả nói trên chưa chắc mẹ đã nhớ và hiểu hết. Vì thế dưới đây dưới đây là bảng đo chỉ số thai nhi tham khảo, hy vọng sẽ giúp bố mẹ dễ hình dung và nhớ lâu hơn.
2 bảng đo chỉ số thai nhi trên đây chính là chu kỳ mang thai 40 tuần đầy đủ của một thai phụ. Theo đó, các mẹ có thể hình dung và cảm nhận được một sinh linh nhỏ bé đang dần lớn lên từng ngày trong cơ thể. Nhất là các tuần gần cuối thai kỳ, cơ thể bé đã dần hoàn thiện thông qua các chỉ số. Đây được xem là điều thiêng liêng và vui sướng đối với các bậc phụ huynh.
Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu qua thông số, cách đọc và bảng đo chỉ số thai nhi qua các lần siêu âm. Vậy, siêu âm thai cần thực hiện ở thời điểm nào trong thai kỳ, chúng ta cùng xem thêm chi tiết ngay sau đây nhé.
3. Các thời điểm quan trọng cần siêu âm thai
Các thời điểm siêu âm thai sẽ giúp mẹ nắm rõ tình hình của thai nhi cụ thể. Dựa vào đây, mẹ sẽ biết được tình hình sức khỏe của con đang khỏe mạnh hay cần bổ sung thêm dưỡng chất như thế nào nếu cần. Bên cạnh đó, đây cũng là cách giúp mẹ tầm soát được khả năng dị tật, sự phát triển của thai nhi .
3.1. Siêu âm trong 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ (từ tuần thứ 11 đến tuần 13) kết quả siêu âm thai có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đầu tiên chúng cho biết các thông tin cơ bản như thai nhi có còn sống không, có bao nhiêu thai, thai đã đúng vị trí và tuổi thai chính xác dựa theo chiều dài đầu mông. Thứ hai, đây là thời điểm quan trọng để bạn nhận biết các bất thường, dị tật ở thai nhi. Vì thực chất ở giai đoạn này thai đã phát triển tương đối đầy đủ về mặt hình thái, phản xạ gập duỗi thân mình. Do đó đây được xem là 1 trong 3 “thời điểm’’ vàng để bạn siêu âm, kiểm tra thai nhi.
3.2. Siêu âm ở tuần 18 đến tuần 23
Tại thời điểm này cơ bản thai nhi đã phát triển đầy đủ các bộ phận cơ thể. Theo đó, hình thái của thai nhi cũng bắt đầu thấy rõ hơn nhờ lượng nước ối tăng lên. Đây cũng là dấu mốc quan trọng để khẳng định những bất thường trước đó nghi ngờ. Vì thế khi nhìn vào kết quả siêu âm thai các bác sĩ sẽ có đánh giá toàn bộ sức khỏe thai nhi. Bên cạnh đó, họ còn có thể nhìn ra một số bất thường ở thần kinh, hàm mặt, tim mạch, lồng ngực, ổ bụng, thận, tiết niệu, cơ xương, các chi.
3.3. Siêu âm ở 3 tháng cuối thai kỳ (từ tuần 30 – 32)
Đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện cấu trúc cơ thể và phát triển nhanh về mặt thể chất. Vì thế, giai đoạn này chủ yếu đánh giá sự phát triển của bé như nước ối , vị trí thai, dây rốn , sự phát triển tử cung… Ngoài ra, kết quả siêu âm thai giai đoạn này cũng cho thấy các bất thường như suy dinh dưỡng bào thai, bất thường van tim, não bộ, bộ phận sinh dục cũng được nhận định chính xác hơn.
Kết quả siêu âm thai và các chỉ số cơ bản là điều quan trọng mà các mẹ cần nắm trong giai đoạn thai kỳ. Bởi chúng sẽ giúp bạn quan sát được sự phát triển của con. Từ đó, các mẹ bầu có thể tiến hành bổ sung dinh dưỡng, điều chỉnh chế độ tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp. Tin rằng, chia sẻ trên mà Chuyên mục Mang thai của đề cập sẽ mang đến kiến thức hữu ích. Nhờ đó, phần nào giúp các mẹ an tâm vượt qua các tháng thai kỳ thật thành công.
Khả Anh & Triệu Hân tổng hợp