Hút thai lưu và những biến chứng nguy hiểm các mẹ cần biết

0
50

Hút thai lưu là biện pháp xử lý thai nhi chết lưu trong bụng mẹ phổ thông nhất ngày nay. Tuy nhiên, trường hợp nào mới có thể sử dụng phương pháp này và việc hút thai lưu có nguy hiểm hay gây ra biến chứng cho mẹ hay không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này các mẹ hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Thai lưu dưới 12 tuần tuổi có thể thực hiện phương pháp hút chân không để lấy thai – Ảnh Internet

1. Thai nhi mấy tuần tuổi có thể hút thai lưu?

Trong những lần khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Một số trường hợp vì lí do bất dĩ như thai nhi phát triển không tốt, nguy cơ dị tật hoặc có khả năng bị đào thải mà người mẹ không thể tiếp tục dưỡng thai, thì bác sĩ sẽ trao đổi với bố mẹ để đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

Thai lưu dưới 12 tuần tuổi thường được chỉ định phương pháp hút chân không. Đây là một phương pháp an toàn, đáng tin cậy, sử dụng dụng cụ hút chân không để loại bỏ thai lưu và không gây đau đớn cho thai phụ nhiều.

2. Biến chứng nguy hiểm sau khi hút thai lưu

Hút thai lưu là phương pháp đình chỉ thai đạt hiệu quả hơn cả 98% – Ảnh Internet

Tuy hiệu quả của phương pháp hút thai lưu là trên 98% nhưng không thể loại trừ trường hợp xảy ra biến chứng có hại cho sức khỏe của mẹ. Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khi hút thai lưu gồm:

  • Xuất huyết:  Đây là biến chứng sau hút thai lưu nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được giải quyết kịp thời. Xuất huyết có thể xảy ra do hút còn sót thai, tử cung xơ hóa hoặc rối loạn đông máu.
Xuất huyết sau khi hút thai không được giải quyết kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng – Ảnh Internet
  • Thủng tử cung:  Trong quá trình hút thai lưu có thể dẫn tới thủng tử cung trong trường hợp nong cổ tử cung. Biến chứng này ở mức độ nhẹ có thể gây viêm nội mạc tử cung, viêm dính tử cung, vòi trứng có thể gây vô sinh, mức độ nặng như gây nhiễm trùng máu có thể dẫn đến tử vong.
  • Sót nhau:  Sót nhau là trường hợp đình chỉ thai chưa thành công, sẽ gây ra rong huyết, tử cung không co lại. Sót nhau có thể phát hiện được qua siêu âm và cần phải can thiệp kịp thời để không ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh sản của mẹ.
Sót nhau sau khi hút thai cần phải kịp thời xử lý để đảm bảo an toàn – Ảnh Internet
  • Nhiễm trùng:  Các dấu hiệu bên ngoài như sốt, tử cung nhạy cảm hay đau có thể do biến chứng nhiễm trùng. Nhiễm trùng thường là hậu quả do khâu kỹ thuật vô trùng gây ra. Khi thực hiện thủ thuật hút thai lưu, mặc dù các dụng cụ đều được tiệt trùng cẩn thận nhưng quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Biến chứng nhiễm trùng dễ gặp nhất sau quá trình hút thai là viêm nhiễm đường sinh dục. 
  • Vô sinh: Một số trường hợp sau khi xử lý thai lưu có khả năng làm tắc nghẽn vòi trứng hai bên hoặc gây ra thai ngoài tử cung dẫn đến nguy cơ vô sinh. Đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ vô sinh sau hút thai, nhưng thực tế có không ít các cặp vợ chồng bị vô sinh chỉ sau một lần hút thai, nhất là thực hiện hút thai ở những cơ sở không đảm bảo vô trùng. 
Hút thai lưu có thể gây vô sinh – Ảnh Internet

Sau khi hút thai lưu, bạn cần tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ để đảm bảo không sót thai và không gây ra ảnh hưởng nào đến sức khỏe của bạn. Khi nhận thấy những triệu chứng bất thường như ra máu nhiều hơn 10 ngày, đau bụng, sốt…thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Hút thai lưu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu bác sĩ thực hiện không giỏi tay nghề, dụng cụ hút thai không đảm bảo vô trùng. Hoặc biến chứng cũng có thể xảy ra do chị em không giữ vệ sinh, không kiêng cữ cẩn thận. Khi tiến hành đình chỉ thai, bạn nên tới các bệnh viện chuyên khoa để thực hiện và tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe cho mình nhé.

Ánh Ngọc tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận