Hiện tượng kinh nguyệt và 3 điều cơ bản nhất mọi chị em cần biết

0
8

Hiện tượng kinh nguyệt là “tiến trình tự nhiên” và là một phần quan trọng diễn ra nơi cơ thể phụ nữ. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều người chưa nắm rõ về hiện tượng này, quá trình diễn ra như thế nào, đặc điểm ra sao…Để giúp chị em ghi nhớ được những điều cơ bản liên quan đến kinh nguyệt, từ đó có thể chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe và bảo vệ sức khỏe sinh sản của mình, Chuyên mục Kế hoạch có con của tóm tắt qua 3 điều cơ bản như dưới đây, cùng một số câu hỏi thường gặp liên quan, chị em cùng theo dõi nhé.  

Hiện tượng kinh nguyệt là phần không thể thiếu trong cuộc sống chị em phụ nữ. Ảnh Internet

1. Hiện tượng kinh nguyệt là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên. Ở phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt điển hình xảy ra hàng tháng giữa thời kỳ dậy thì và mãn kinh. Hiện tượng kinh nguyệt chính là hình ảnh phản chiếu hoạt động của các cơ quan sinh dục và cơ quan sinh sản. Đây là sự bong tróc của lớp niêm mạc tử cung dưới sự tác động của hormone sinh dục. 2 nhóm hormone chính là:

  • Hormone tuyến yên (gồm FSH và LH) : do tuyến yên sản xuất ra, trong đó FSH có tác dụng kích thích nang noãn phát triển và trưởng thành, còn LH làm nang noãn chín và phóng noãn.
  • Hormone buồng trứng (estrogen và progesteron) : do buồng trứng sản xuất ra làm dày và bong lớp niêm mạc tử cung, từ đó gây ra hiện tượng rụng trứng.

Khi trứng không được thụ tinh thì sau 14 ngày kể từ khi trứng rụng, thể vàng bị tiêu giảm nên lớp niêm mạc bị bong ra thoát ra ngoài cùng với máu và dịch nhầy. Đó là hiện tượng kinh nguyệt.

Kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng là do có sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng của hệ thống nội tiết sinh sản bên trong cơ thể người phụ nữ bao gồm: vùng dưới đồi, tuyến yên, buồng trứng. Khi có một rối loạn bất kỳ của quá trình hoạt động này sẽ dẫn đến rối loạn kinh nguyệt cũng như ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.

Kinh nguyệt đều đặn sẽ giúp cho quá trình tái tạo lên các lớp niêm mạc tại thành tử cung diễn ra một cách thuận lợi. Đồng thời nó sẽ kích thích sản sinh ra các tiết tố và các hormone sinh dục nữ giúp cho buồng trứng phát triển và phóng noãn một cách bình thường.

Hiện tượng kinh nguyệt thường xảy ra mỗi tháng 1 lần và có chu kỳ hoạt động nhất định. Ảnh Internet

2. Quá trình hình thành hiện tượng kinh nguyệt

Có 4 giai đoạn kinh nguyệt rõ rệt là: giai đoạn nang noãn, phóng noãn, hoàng thể và cuối cùng là giai đoạn hành kinh.

  • Giai đoạn nang noãn : Thùy trước tuyến yên sẽ tiết ra FSH để kích thích sự tăng trưởng của các nang buồng trứng. Khi các nang buồng trứng phát triển nó sẽ kích thích sản xuất estrogen. Estrogen sẽ tác động lên tử cung để kích thích lớp nội mạc tử cung dày lên.
  • Giai đoạn phóng noãn : Vào khoảng giữa chu kỳ kinh nguyệt, tùy trước của tuyến yên sẽ tiết ra hormone LH và hormone này sẽ kích thích các nang noãn phát triển ở buồng trứng đạt đến mức trưởng thành được phóng ra. Khi noãn được phóng ra thì lượng hormone estrogen trong cơ thể sẽ bắt đầu giảm dần.
  • Giai đoạn hoàng thể : Trong giai đoạn này, hoàng thể sẽ tiết ra hormone progesterone nồng độ cao và estrogen mức độ thấp. Hormone estrogen và progesteron sẽ làm cho tử cung là nội mạc tử cung dày lên để chuẩn bị cho việc làm tổ nếu như noãn được thụ tinh.
  • Giai đoạn hành kinh : Nếu noãn không được thụ tinh hoàng thể sẽ bị thoái hóa và khi đó nồng độ estrogen và progesterone sẽ bị giảm xuống, lớp nội mạc tử cung dầy lên và bong ra. Toàn bộ chất liệu bong ra này sẽ được gọi là máu kinh (kinh nguyệt).
Hiện tượng kinh nguyệt thường sẽ có 4 giai đoạn và chịu ảnh hưởng của các hoocmon sinh sản. Ảnh Internet

3. Đặc điểm của hiện tượng kinh nguyệt

  • Với những phụ nữ khỏe mạnh, chu kỳ kinh nguyệt thường có tính quy luật, thường kéo dài từ 28 – 32 ngày, số ngày hành kinh là 3 – 5 ngày và lượng máu kinh mất đi trong mỗi lần hành kinh dao động trong khoảng 60 – 80ml.
  • Máu kinh nguyệt thường có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm, hơi dính, khó đông, có mùi hơi nồng nhưng không tanh. Trong máu kinh có thể chứa những mảnh nhỏ của lớp niêm mạc tử cung hoặc dịch dính của cổ tử cung.
  • Vào những ngày trước và trong khi hành kinh chị em có thể bị đau vùng bụng dưới do cơ tử cung co thắt để đẩy noãn không được thụ tinh, những tế bào và máu của lớp nội mạc tử cung ra ngoài.
  • Vì dịch kinh nguyệt sẽ đi qua lỗ mở ngoài tử cung để chảy ra âm đạo với ống dẫn vào tử cung rất nhỏ và hẹp nên phải mất một vài ngày để máu đi qua ống.
  • Những hiện tượng đi kèm vào những ngày kinh nguyệt
  • Tâm trạng thất thường: Do thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sau khi trứng rụng, progesterone (có tác dụng trấn tĩnh đối với hệ thần kinh trung ương) bị thiếu hụt nên gây ra hội chứng căng thẳng. Bạn gái dễ nổi nóng, tâm trạng thay đổi thất thường, hay sốt ruột, suy nghĩ tiêu cực, năng nề trong kỳ “đèn đỏ”.
  • Đau bụng: Tùy mỗi người, nhưng thường xuất hiện vào những ngày trước và đầu kinh nguyệt. Có người đau âm ỉ, có người lại bị đau dữ dội, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
  • Mệt mỏi: Cac bạn gái sẽ có cảm giác bồn chồn và mệt mỏi trong giai đoạn tiền kinh nguyệt (PMS). Các triệu chứng thường gặp là đau tức ngực, nhức đầu, đau lưng, đau vai,…
Ngày kinh nguyệt xuất hiện thường đi kèm với các biểu hiện giúp bạn nhận biết ngày kinh đang đến gần. Ảnh Internet

4. Các câu hỏi thường gặp về hiện tượng kinh nguyệt

4.1. Hiện tượng kinh nguyệt có màu đen vì sao?

Nguyên nhân

  • Do rối loạn nội tiết tố do căng thẳng, mệt mỏi, thường xuyên gặp phải áp lực trong công việc khiến kinh kéo dài dẫn tới máu trong tử cung bị dồn ứ, đồng thời tích tụ lại làm kinh nguyệt có sự thay đổi về màu sắc.
  • Do mắc các bệnh phụ khoa như bệnh u xơ tử cung, polype buồng tử cung hoặc là bệnh viêm nội mạc tử cung… những bệnh này khiến niêm mạc tử cung bong không đều, chảy máu kéo dài dẫn đến sự biến đổi về màu sắc kinh nguyệt.
  • Cấu tạo tử cung của một số chị em bị gập hơn bình thường làm cho kinh nguyệt không thể lưu thông ổn định, kinh nguyệt đen và chu kỳ kinh nguyệt thường sẽ kéo dài hơn bình thường (còn gọi là rong kinh ).
  • Ở một số chị em có tiền căn mổ đẻ cũ, tại sẹo mổ hình thanh kênh (rãnh) vết mổ, máu hành kinh ra đọng lại tại kênh vết mổ làm máu kinh ra không đều, kéo dài và thay đổi màu sắc.

Tác hại

  • Gây rối loạn các nội tiết tố trong cơ thể, xáo trộn về mặt tâm lý và sức khỏe dẫn đến tình trạng lo âu, da dẻ xanh xao cơ thể mệt mỏi, kém sắc.
  • Giảm ham muốn về tình dục, lâu dài ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình.
  • Ngăn chặn quá trình thụ thai do các nang trứng không được phát triển đầy đủ và có thể phóng noãn đúng chu kỳ hoặc do các bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung,…

Cách đề phòng

  • Không nên quan hệ trong ngày hành kinh vì sẽ dễ gặp phải nguy cơ bị viêm nhiễm và dễ bị mắc các bệnh lây qua đường tình dục hơn ngày bình thường.
  • Dừng sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, nói không với việc tự ý sử dụng thuốc nội tiết sinh dục.
  • Thả lỏng tâm trạng, đừng căng thẳng kéo dài dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Thường xuyên vệ sinh vùng kín hay thay băng vệ sinh 4 tiếng/lần trong kỳ kinh.
  • Khám phụ khoa định kỳ giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa.
Hiện tượng kinh nguyệt có màu đen  là điều mà chị em cần lưu ý để kiểm tra sức khỏe sinh sản. Ảnh Internet

4.2. Hiện tượng kinh nguyệt ra ít có đáng lo?

Kinh nguyệt ra ít thì lượng máu kinh mất đi hàng tháng chỉ bằng một nửa hoặc một phần ba so với trước đó, dao động từ 20-30ml.

Nguyên nhân

  • Bị rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết.
  • Niêm mạc tử cung bị bong ra bất thường gây hiện tượng xuất huyết.
  • Viêm nhiễm vùng kín lâu ngày cũng có thể dẫn tới tình trạng kinh nguyệt ra ít.
  • Chế độ ăn uống không điều độ, thức ăn thiếu đạm và các vitamin như vitamin E, C, A… khiến cơ thể thiếu chất, máu kinh ra ít.
  • Áp lực yếu tố tâm lý, stress cũng khiến kinh ra ít.

Sự ảnh hưởng

  • Sức khỏe sinh sản của bạn đang gặp vấn đề, có thể các mầm bệnh như u xơ , u buồng trứng, viêm cổ tử cung… đang ẩn giấu bên trong.
  • Ảnh hưởng tới chức năng sinh sản, gây vô sinh thứ phát trong tương lai gần.
  • Rối loạn sinh lý sẽ làm giảm khoái cảm, tăng chứng lãnh cảm, gây giảm ham muốn và dần dần sợ quan hệ chăn gối.

Cách đề phòng

  • Ngủ đúng giấc, đúng giờ.
  • Bổ sung các chất dinh dưỡng bị thiếu.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho vùng kín.
Kinh nguyệt có khi xuất hiện với số lượng ít hơn bình thường nên chị em cần theo dõi vòng kinh mình. Ảnh Internet

Hiện tượng kinh nguyệt là một tiến trình mang tính chu kỳ diễn ra trong cơ thể và không thể thiếu với chị em phụ nữ. Qua những điều rất cơ bản được đề cập ở trên của Chuyên mục Kế hoạch có con , hy vọng giúp chị em nắm được những đặc điểm quan trọng của hiện tượng này. Từ đó, bạn có thể theo dõi vòng kinh của bản thân để chủ động trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất nhé.

Chi Lê tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận