Đây là 7 điều bất ngờ về sinh thường các mẹ sắp sinh nên biết

0
10

Trong quá trình sinh thường có nhiều điều mẹ có thể phải ngạc nhiên tuy nhiên không phải lúc nào bác sĩ cũng chia sẻ về điều này. Đó là điều gì, mẹ bầu cùng tìm hiểu để tránh bỡ ngỡ nhé.

1. Mẹ bầu có thể sinh con dù ối không vỡ

Mẹ bầu sinh con dù ối không vỡ

Hầu hết chúng ta đều được bác sĩ dặn dò kỹ, khi có hiện tượng chảy ối cần phải nhập viện ngay vì đây là dấu hiệu báo bạn sắp sinh và chuẩn bị sinh trong 12 – 24h tới. Tuy nhiên, sự thật thì không phải mẹ bầu nào sinh thường cũng vỡ ối mới sinh.

Thực tế, vẫn có những trường hợp mẹ sinh con còn nằm nguyên trong bọc ối và hoàn toàn sinh thường. Đây là những ca sinh nở hiếm gặp và cực kỳ đặc biệt. Các em bé chào đời khi chưa vỡ ối vẫn phát triển hoàn toàn bình thường như những em bé khác.

Và biết đâu, bạn có thể nằm trong trường hợp này.

2. Quá trình rặn đẻ không đau bằng co thắt chuyển dạ

Các mẹ bầu luôn nơm nớp lo sợ quá trình rặn đẻ, em bé sẽ ra theo đường ngả âm đạo và có thể bác sĩ sẽ rạch tầng sinh môn.

Sự thật là rặn đẻ không đau bằng co thắt chuyển dạ. Những cơn co thắt tử cung mới đáng sợ chứ không phải quá trình mẹ bầu rặn. Các cơn co thắt tử cung thường diễn ra khoảng 30 phút trở đi và có thể kéo dài tới 24 tiếng. Các cơn co thắt ban đầu sẽ có cảm giác đau tức bụng như tới kỳ kinh nguyệt, sau đó sẽ tăng lên nhanh chóng ở phần bụng dưới và xuất hiện từng cơn cảm giác đau đớn như vặn xé cơ thể bạn.

Và đến khi bạn đẻ khi cơn co thắt đã đạt đỉnh điểm, phần âm đạo mở từ 6 – 7 phân trở đi. Quá trình rặn đẻ này sẽ diễn ra nhanh chóng hơn dưới sự hướng dẫn chuyên môn của bác sĩ và bạn có thể vượt qua nó dễ dàng và cảm giác không đau như cơn co thắt tử cung.

3. Sinh thường có thể không đau

Sinh thường có thể không đau

Nếu trước đây, phụ nữ thường ám ảnh với việc đẻ thường vì nó đau đớn, mất nhiều sức lực. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ từ y học hiện nay, sinh thường có thể không hề gây đau đớn cho mẹ bầu. Vì các phương pháp gây tê màng cứng hay các ca dùng thuốc giảm đau, sinh con dưới nước, massage trước khi sinh… sẽ giảm quá trình đau đớn cho mẹ bầu, giúp mẹ bầu trải qua các cơn đau nhẹ nhàng hơn.

Mặc dù vây, mẹ bầu nên cân nhắc sử dụng các phương pháp này. Cần được bác sĩ tư vấn trước khi thực hiện.

4. Bạn có thể đi tiểu/ đại tiện khi sinh

Điều này nghe có vẻ xấu hổ đối với chị em nhưng đó là sự thật. Nguyên nhân trong quá trình rặn đẻ, một số chị em rặn sai cách dẫn đến có thể đi tiểu tiện/ đại tiện ngay trong quá trình sinh. Mặc dù điều này không lấy làm vui lắm, nhưng các bác sĩ, y tá sẽ không phàn nàn về bạn đâu và họ sẽ vệ sinh sạch sẽ cho bạn trong quá trình sinh. Hãy yên tâm nhé.

Để việc rặn đẻ diễn ra thuận lợi và tránh các tình huống ngoài ý muốn, bạn hãy lắng nghe cơ thể và lắng nghe những lời bác sĩ dặn. Đừng vội rặn khi chưa được bác sĩ cho phép và hãy tập trung vào rặn khi bác sĩ yêu cầu.

5. Bạn sẽ quên cơn đau đẻ nhanh thôi

Đúng vậy. Bạn có thể nghĩ rằng cả đời mình không bao giờ quên được cơn đau đẻ vì nó thực sự quá ấn tượng và đau đớn. Tuy nhiên, sự thật thì chỉ sau đó một thời gian ngắn bạn sẽ quên nó nhanh thôi và thậm chí bạn vẫn muốn sinh thêm một em bé khác.

Bởi vì thời gian luôn là liều thuốc chữa đau đớn hiệu quả nhất. Trong khi đau đớn này lại mang cho bạn niềm hạnh phúc vô tận nên chẳng có lý do gì khiến bạn luôn nghĩ về cơn đau đẻ. Chỉ sau 1 năm bạn có thể quên điều này đi và chuẩn bị cho việc sinh em bé tiếp theo.

6. Bác sĩ có thể chọc ối của bạn

Bác sĩ có thể chọc ối của bạn

Trong khi một số mẹ bầu sẽ tự vỡ ối hoặc có thể sinh con khi còn nguyên màng ối. Tuy nhiên, một số mẹ bầu buộc phải thực hiện thủ thuật chọc ối trước khi sinh thường. Điều này sẽ làm cho bạn vỡ ối và sinh nhanh hơn, đồng thời khiến cơn co thắt tử cung trở nên mạnh hơn.

Việc của ban lúc này là hãy hít thở thật sâu để mong cơn co thắt giảm đau và chờ đến lúc được sinh.

7. Không được phép ăn uống đến khi sinh

Điều này chủ yếu giúp cho bạn hạn chế được việc đi ngoài trong khi rặn đẻ. Thậm chí khi bước vào phòng sinh, bạn sẽ được bác sĩ tiêm thuốc xổ để tống hết chất thải trong ngoài ra, cơ thể bạn lúc này cảm giác rất nhẹ nhõm và chỉ sau một thời gian ngắn bạn có thể cảm thấy đói.

Nếu bạn thấy đói và kiệt sức bạn có thể nói riêng với bác sĩ về việc ăn uống. Bởi nếu bạn đói bạn có thể tụt huyết áp và không tốt cho quá trình sinh nở.

(Tổng hợp)

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận