Nhiều chị em thường thắc mắc không biết khi nào mình vỡ ối và việc vỡ ối có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của thai nhi, vỡ ối báo hiệu cho điều gì.
Để giúp chị em biết thêm về điều này, chúng tôi xin giới thiệu dấu hiệu nhận biết mình bị vỡ ối cũng như cách xử lý khi bị vỡ ối.
Dấu hiệu của vỡ ối
Nước ối là một chất dịch màng xuất hiện trong thai kỳ nó bao bọc lấy bào thai bảo vệ thai nhi khỏi những tác nhân gây hại, giúp thai nhi phát triển và khỏe mạnh. Đến khoảng tuần thứ 36, lúc em bé đã dường như đủ tuổi để chào đời thì màng nước ối sẽ vỡ ra chuẩn bị cho em bé chào đời.
Khi em bé chuẩn bị chào đời màng nước ối sẽ vỡ ra
Với những chị em lần đầu mang thai sẽ rất khó để nhận biết là khi nào mình vỡ ối. Vì ở những tuần cuối của thai kỳ, thai nhi sẽ tụt xuống bụng dưới gây áp lực lên bàng quang khiến chị em khó khăn trong việc kiểm soát nước tiểu. Nhiều chị em thường nhầm lẫn giữa nước ối và nước tiểu.
Hiện tượng vỡ ối xuất hiện khi bạn cảm nhận túi ối được bục ra, có nhiều dịch tràn về vùng âm đạo, lúc này vùng kín của chị em sẽ tiết nhiều chất dịch có màu trắng, nâu hoặc màu trắng trong, nâu hoặc hồng là nước ối còn nước tiểu có màu vàng rơm và có mùi.
Đối với những thai nhi đủ 37 tuần tuổi thì có thể sinh ngay trong vòng 24h. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý với chị em thêm cần phân biệt giữa vỡ ối và rò rỉ nước ối. Rò rỉ ối chất dịch tiết ra ít hơn, chậm hơn và thường kéo dài vài ngày trước khi bạn chuyển dạ.
Cách xử lý khi bị vỡ ối
Nếu không thể phân biệt được đâu là nước ối và nước tiểu, ở những tuần cuối của thai kỳ chị em nên thường xuyên thăm khám bác sỹ để được tư vấn hỗ trợ và can thiệp khi cần thiết.
Khi bị vỡ nước ối chị em cần nhanh chóng nhập viện, vì có nhiều trường hợp do chủ quan dẫn đến cạn nước ối. Điều này vô cùng nguy hiểm cho mẹ đặc biệt là em bé của bạn vì vỡ nước ối em thai nhi không còn màng bọc bảo vệ, hết chết dinh dưỡng và em bé không thể thở. Lúc này, các bác sỹ sẽ phải can thiệp bằng phương pháp mổ để lấy em bé ra.