Dấu hiệu mang thai tháng đầu của mỗi người phụ nữ có giống nhau?

0
17

Dấu hiệu mang thai tháng đầu khi được các chị em trao đổi, thường khiến nhiều người hoang mang, vì dấu hiệu người này có, người kia lại không và ngược lại. Vậy dấu hiệu mang thai với mỗi người có nhất định phải giống nhau không? Nếu không thì nguyên nhân nào dẫn đến sự khác nhau. mời chị em cùng tham khảo chi tiết vấn đề qua nội dung dưới đây. 

Những dấu hiệu mang thai tháng đầu không giống nhau khiến chị em hoang mang. Ảnh: Internet

1. Thụ thai và thời gian sẽ xuất hiện dấu hiệu mang thai

Quá trình thụ thai có thể diễn ra ngay khi trứng gặp tinh trùng. Theo các chuyên gia, ước tính của họ là tinh trùng khỏe mạnh và nhanh nhẹn nhất cũng cần tới ít nhất 45 phút để gặp được trứng. Còn với các tinh trùng chậm chạp hơn, thời gian di chuyển để gặp trứng có thể kéo dài tới 12 giờ.

Sau khi các tinh trùng gặp trứng, thường chỉ có một tinh trùng duy nhất phá vỡ được vỏ trứng và chui vào trong. Lúc này, lớp ngoài của vỏ trứng cứng lại để ngăn cản không cho các tinh trùng khác chui vào tạo nên phôi thai.

Thông thường, thời gian để tinh trùng thụ thai chỉ kéo dài từ 24 – 36 giờ tức là khoảng 1- 2 ngày sau khi quan hệ. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa thực sự mang thai khi chưa xuất hiện phôi thai.

Qua trình hình thành phôi thai diễn ra như sau: ngay sau khi tinh trùng được thụ tinh trong trứng sẽ hình thành tế bào gọi là hợp tử. Hợp tử liên tục phân đôi và trong vòng 4 ngày sẽ tạo ra được một khối bao gồm trên 100 tế bào.

Đến cuối tuần đầu tiên sau khi quan hệ, khối này sẽ làm tổ ở nội mạc tử cung và được gọi là phôi thai, quá trình thụ thai hoàn tất. Như vậy sau khoảng từ 7 – 10 ngày kể từ khi quan hệ bạn có thể xuất hiện những dấu hiệu có thai, tuy nhiên những dấu hiệu này thông thường sẽ không nhiều và không quá rõ ràng.

Theo một nghiên cứu có cho thấy, 20% phụ nữ có những dấu hiệu mang thai ở thời điểm 2 tuần. 50% phụ nữ có triệu chứng vào tuần thứ 5 của thai kỳ. 70% có triệu chứng trước tuần thứ 6 và 90% còn lại có triệu chứng ở tuần thứ 8 của thai kỳ.

Sau khi trứng và tinh trùng gặp nhau hoảng 10 ngày thì xuất hiện dấu hiệu mang thai. Ảnh: Internet

Những dấu hiệu mang thai phổ biến là mất kinh, buồn nôn, chán hoặc thèm ăn, đi tiểu thường xuyên, ngực sưng… Những triệu chứng này có thể nặng hoặc nhẹ.

2. Dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên của mỗi người phụ nữ có giống nhau

Có rất nhiều dấu hiệu mang thai khác nhau để nhận biết việc mang thai. Những dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên của mỗi người phụ nữ là không giống nhau, từ lúc bắt đầu thai kỳ đến khi kết thúc. 

Với nhiều chị em, những dấu hiệu mang thai hoàn toàn không giống nhau. Có người thèm ăn một món trước giờ mình không thích, có người lại không thể ăn bất cứ thứ gì và chỉ cần ngửi mùi là muốn nôn… Có nhiều chị em khi thấy bản thân không có những dấu hiệu giống người khác nên nghĩ mình không mang thai hoặc rất lo lắng liệu có điều gì đó bất thường xảy ra với mình.

Thực tế, dấu hiệu mang thai cũng giống như kinh nguyệt, mỗi người phụ nữ sẽ có một chu kỳ và biểu hiện riêng. Cho nên, việc khác biệt trong dấu hiệu mang thai cũng là điều dễ hiểu.

Nếu các chị em đang mong thai nhưng chỉ gặp một trong những dấu hiệu có thai thì cũng không nên lo lắng quá. Vì không phải ai cũng phải chịu đựng tất cả những dấu hiệu mang thai, đa số sẽ có khoảng 5 dấu hiệu để nhận biết.

Nhiều người có thể hoàn toàn không có các dấu hiệu và họ không hề biết mình đã mang thai cho đến khi thai lớn và đã mất kinh hơn 2 tháng. Và cho dù các chị em có những dấu hiệu mang thai hay không, thì cách tốt nhất để biết chắc chắn là sử dụng que thử.

Dấu hiệu mang thai tháng đầu ở mỗi người là không giống nhau. Ảnh: Internet

Chắc chắn rằng, qua những đề cập ở trên, ai cũng sẽ thắc mắc tại sao dấu hiệu mang thai lại khác nhau ở mỗi người như vậy? Chị em hãy tiếp tục cùng tìm hiểu nguyên nhân này nhé.

3. Nguyên nhân dẫn đến sự sự khác nhau của các dấu hiệu mang thai

Nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau về dấu hiệu mang thai ở mỗi người phụ nữ là: 

Do cấu trúc gen:  Giống như việc ngoại hình của mỗi người đều không giống nhau vậy, ngay cả anh em sinh đôi cũng có những đặc điểm có thể nhận biết được. Việc khác nhau vày do cấu trúc gen của cơ thể quy định. Có nhiều trường hợp con gái có những dấu hiệu mang thai giống hệt người mẹ lúc trước, hoặc có thể hoàn toàn trái ngược lại với người mẹ.

Do tình trạng thể chất: Mỗi người sẽ có một thể trạng riêng không ai giống ai, nên việc những dấu hiệu khác nhau cũng là điều dễ hiểu.

Do sự thay đổi của cơ thể:  Khi mang thai, cơ thể của chị em sẽ thay đổi để tạo môi trường phù hợp cho sự phát triển của thai nhi . Lúc này, cơ thể sẽ phải hoạt động hết công suất để nuôi dưỡng phôi thai. Đồng thời, cơ thể sẽ phát ra những tín hiệu cảnh báo đang thiếu hụt những chất gì, hoặc đang không cần những chất gì để các chị em có thể tránh xa.

Cấu trúc gen cũng quyết định đến những dấu hiệu mang thai tháng đầu. Ảnh: Internet

Ngoài những dấu hiệu mang thai thông thường và phổ biến, còn có một số dấu hiệu mang thai tháng đầu hay 3 tháng rất đặc biệt và kỳ lạ như người mang thai thích ngửi mùi gỗ thông cháy, mùi bùn đất, hoặc thèm ăn những thứ không phải thực phẩm như kim loại, đất sét… Những trường hợp lạ lùng như thế cũng không hề hiếm.

4. Chị em hỏi bác sỹ trả lời

Hỏi: “Bác sỹ ơi, sau khi biết dấu hiệu mang thai tháng đầu em luôn cảm thấy buồn nôn, không thể ăn bất cứ thứ gì, ăn vào là nôn thốc nôn tháo, em phải làm sao đây?”

Trả lời: “Buồn nôn trầm trọng và nôn mửa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em. Dễ dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu chất, không đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi. Bạn có thể thử trước từ một vài món ăn nhẹ, ít mùi nếu vẫn không được, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện phụ sản để được thăm khám và tư vấn.” 

Hỏi: “Tôi luôn cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi từ khi có dấu hiệu mang thai tháng đầu tiên, liệu điều này có tể ảnh hưởng đến con tôi không?” 

Trả lời: “Đừng quá lo lắng, con của bạn sẽ lấy những gì cần thiết từ trong cơ thể bạn. Khi buồn nôn vào buổi sáng, hãy chắc chắn rằng bạn đã uống nhiều nước và có thể chia nhỏ bữa ra ăn nhiều lần trong ngày.” 

Hỏi: “Tôi không hề thấy những triệu chứng mang thai, cho đến khi tôi đi khám phụ khoa do trễ kinh 1 tháng và bụng lớn dần. Liệu có phải tôi mắc bệnh hay không?” 

Trả lời: “Không phải tất cả phụ nữ đều có những dấu hiệu mang thai như buồn nôn, sưng tấy ngực, hay mệt mỏi nên bạn cũng đừng quá lo lắng. Điều này chứng tỏ em bé trong bụng bạn rất khỏe mạnh.” 

Hỏi: “Có thể có kinh trong thời gian mang thai không ạ? Hôm trước em thấy một số dấu hiệu như thân nhiệt tăng, tức ngực, buồn nôn khi đánh răng nhưng sau đó lại thấy có kinh nguyệt.”

Trả lời: “Khi mang thai, kinh nguyệt sẽ chấm dứt, bạn có thể bị chảy máu khi trứng làm tổ tại tử cung gây vỡ một số niêm mạc. Tuy nhiên quá trình này kéo dài không lâu và lượng máu chỉ ít hơn so với kinh nguyệt đồng thời cũng nhạt màu hơn. Nếu đã thử thai và thấy chảy máu nhiều, có thể bạn đã sảy thai, bạn nên đến bác sỹ kiểm tra.”

Những thắc mắc của chị em được bác sỹ giải đáp. Ảnh: Internet

Có thể nói rằng, dấu hiệu mang thai tháng đầu của không ít chị em thường bị bỏ qua, nếu như chị em chưa có ý định có con, hay đang kế hoạch. Dấu hiệu này cũng thường không được để ý với nhiều chị em chưa có kinh nghiệm hoặc thấy dấu hiệu của mình không giống những người khác. Từ đó dẫn đến rất nhiều vấn đề. Do vậy, chị em cần nhớ rằng, dấu hiệu mang thai tháng đầu của mỗi chị em phụ nữ là không giống nhau. Nếu đã bị trễ kinh và chị em đang nghi ngờ mình có thai mà các dấu hiệu vẫn chưa rõ ràng trong tháng đầu, tốt nhất nên sử dụng que thử thai hoặc đến các bệnh viện thực hiện xét nghiệm để có được kết quả chính xác nhất. 

Nguyễn Hợp tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận