Nhiều mẹ bầu lần đầu tiên rất hoang mang khi ngày chuyển dạ tới gần. Những lời truyền miệng nhau “không đau gì bằng như đau đẻ” khiến các mẹ trẻ hết hồn. Nhưng đau đẻ thực tế không đáng sợ đến vậy.
Để chủ động hơn khi bạn quyết định sinh thường, những kiến thức dưới dây sẽ giúp bạn nhận biết cơn đau đẻ và biết cách phản ứng với nó.
Đau đẻ là gì?
Khi đẻ bà mẹ nhất định sẽ đau nhưng chưa có lý giải nào rõ ràng về nguyên nhân của nó. Một số biện thuyết cho rằng các cơn đau đẻ xuất hiện là do cơ chế hoạt động của cơ thể tiết là một loại hormone nhất định để vừa báo động cho mẹ, vừa thúc đẩy quá trình co thắt tử cung giúp trẻ dễ dàng ra đời.
Tuy nhiên một số mẹ lại sinh con rất dễ dàng. Nên hiện nay những giải thích xác đáng nhất vẫn chưa được công nhận.
Khi đẻ mẹ sẽ đau nhưng mọi thứ đều qua nhanh thôi.
Cơn đau đẻ diễn ra như thế nào?
Mỗi sản phụ sẽ có một hành trình vượt cạn khác nhau. Có mẹ thì nhẹ nhàng cũng có mẹ phải “vật vã” mới thấy được mặt con.
Dấu hiệu nhận biết cơn đau đẻ đang tới rõ ràng nhất là các cơn co thắt cùng với các cơn đau cùng ập tới một lúc. Trong thời gian gần cuối thai kỳ các mẹ bầu đôi khi có thể thấy bụng bị đau hoặc bị co thắt nhưng hai biểu hiện này không đi kèm với nhau thì chúng chưa phải là dấu hiệu của cuộc chuyển dạ.
Một cơn đau đẻ thường diễn ra theo ba giai đoạn:
Giai đoạn 1:
Lúc này các cơn đau từ ngắn và ngắt quảng trở nên dài hơn và liên tục hơn. Đây là giai đoạn cổ tử cung được các cơn co bóp kích thích để mở rộng ra khoảng cách hợp lý để bé có thể chui được ra ngoài là 10 cm.
Lúc này mẹ không chỉ đau bụng mà còn có thể đau cả lưng và tầng sinh môn. Có mẹ bầu còn cho biết rằng nổi đau không thể xác định được tại vị trí nào và không thể làm cách nào để giảm được nó. Một số ý kiến chuyên môn của bác sĩ lại nhận định cơn đau lúc này như một chiếc đai lưng lớn bắt đầu từ sau lưng và ôm vồng lên hết cả bụng mẹ bầu. Các cơn đau này kéo dài đến 1 phút và chưa đầy 3 phút sau thì chúng lại tràn đến.
Điều lưu ý trong thời gian nay là các mẹ đừng nên cố rặn con ra vì lúc này bé chưa thể ra đươc. Việc cố rặn chỉ làm tổn thương tử cung do lực chèn ép lên nó. Điều này sẽ gây ra khó khăn cho bé khi bé chui ra ở giai đoạn sau.
Thường giai đoạn một diễn ra trong vòng vài tiếng đồng hồ. Hoặc lâu hơn rất nhiều. Điều này, như đã nói, phụ thuộc vào cơ thể của mỗi bà mẹ.
Giai đoạn 2:
Thở theo hướng dẫn của y bác sĩ để sinh con được dễ dàng.
Đây mới là thời điểm bạn cần rặn hết sức vì lúc này cổ tử cung đã mở trọn vẹn và sẵn sàng để đẩy bé ra ngoài. Lúc này các cơn đau cũng sẽ không tăng lên mà có xu hướng giảm xuống. Trong khi đó các cơn co thắt sẽ tăng lên. Mẹ hãy rặn hết sức có thể nhưng đều đặn theo các cơn co thắt. Điều này sẽ giúp bé ra ngoài dễ dàng hơn. Hãy tranh thủ hít thở nghỉ mệt giữa các cơn co nhưng khi chúng đến mẹ phải bình tĩnh để phối hợp cùng chúng. Và cuối cùng, với những đợt co thắt mạnh cuối cùng, con của bạn cất tiếng khóc chào đời trong khi các y bác sĩ lau người và cắt rốn cho bé.
Lúc này có thể bạn đã mệt lã người đi, nhưng công cuộc thiêng liêng đã thành công.
Giai đoạn 3:
Cuối cùng thì bé cũng ra ngoài, và theo cùng với bé rau thai cũng được đẩy ra. Tử cung tiếp tục co bóp để đưa toàn bộ chúng ra theo. Tuy nhiên lúc này nhiều mẹ gần như không còn cảm thấy tử cung co thắt, cảm giác đau cũng biến mất hoặc là chỉ đau một chút thôi. Rau thai cần được lấy ra hết, nếu tử cung chưa làm tròn nhiệm vụ, các y bác sĩ sẽ giúp bạn đưa hết chúng ra.
Kết thúc, lúc này bạn cần nghỉ ngơi để hồi phục sức lực và việc đầu tiên cần làm là nhìm ngắm khuôn mặt xinh xắn của đứa con yêu.