Danh sách những việc mẹ nên làm trong 3 tháng cuối thai kỳ

0
19

Dù đã vượt qua 6 tháng đầu an toàn, tuy vậy 3 tháng cuối thai kỳ mẹ cũng không nên lơ là về sức khỏe của mình và thai nhi. Đây là thời điểm mẹ nên quan tâm đến sức khỏe cũng như chuẩn bị mọi thứ cần thiết để sẵn sàng vượt cạn.

  • Chế độ dinh dưỡng phù hợp với mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ

Dưới đây là danh sách những việc mẹ bầu nên làm trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Tháng thứ 7

– Chú ý đến các tư thế sinh hoạt: Lúc này bụng của mẹ mỗi lúc một lớn, do vậy mẹ nên chú ý đến các động tác, đi – đứng – nằm – ngồi sao cho thoải mái và an toàn nhất.

Tháng thứ bảy mẹ bầu nên chú trọng chuyện ăn uống đủ chất dinh dưỡng.

– Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng: Đây cũng là thời điểm mẹ bầu cảm thấy ăn ngon miệng hơn và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể cũng tăng vọt. Mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, chọn lựa những thực phẩm an toàn nhé.

– Ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc cũng là một điều mẹ bầu tháng thứ 7 nên duy trì để ổn định sức khỏe.

– Tham gia các khóa học tiền sản: Cuối cùng, tháng thứ 7 đã là thời gian thích hợp để mẹ bầu tham gia các khóa học như chăm sóc trẻ sơ sinh hay tự đọc sách để tìm hiểu về vấn đề này rồi đấy.

Tháng thứ 8

– Ghi lại các công việc cần thiết vào sổ kẻo quên: Tháng thứ 8 trong thai kỳ được xem là tháng đãng trí nhất của mẹ bầu vì chất endorphine tiết ra nhiều hơn khiến mẹ hay quên. Vì vậy hãy ghi lại công việc, các dự định hay kế hoạch của mẹ vào một cuốn sổ nhỏ, nếu không mọi thứ sẽ trôi đi đấy!.

– Học các bài tập rặn thở: Lúc này mẹ bầu nên tập cách hít thở để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, vì đây là thời điểm cận kề ngày sinh rồi.

– Lên kế hoạch bàn giao công việc: Thường các mẹ bầu cũng tạm gác công việc tại công ty lại để bắt đầu kỳ nghỉ thai sản của mình vào tháng thứ tám. Do đó, nếu mẹ bầu đã lên kế hoạch nghỉ cho mình thì hãy bàn giao công việc lại cho người sẽ phụ trách. Điều này giúp công việc được thuận lợi hơn và tránh được việc có thể mẹ sẽ phải giải quyết công việc khi đang ở nhà dưỡng sinh.

– Tranh thủ đi mua sắm: Hãy tranh thủ thời gian rảnh rỗi đi mua sắm quần áo cho con và đồ dùng cần thiết cho mẹ trước khi sinh. Đây là thời điểm thích hợp để làm việc này, đừng chần chừ nữa nhé mẹ!

Tháng cuối cùng cho đến khi sinh

– Chuẩn bị “hành trang” để sẵn sàng nhập viện: Lúc này bạn hãy chắc chắn là quần áo và đồ dùng em bé đã được sắm đầy đủ. Mẹ cũng nên soạn riêng những đồ đạc sẽ cầm theo khi nhập viện nữa.

Chia sẻ với chồng bạn những điều cần biết khi chăm sóc trẻ là điều cần thiết.

– Tranh thủ dọn dẹp, bài trí lại phòng ốc theo ý thích để đón bé: Mẹ cũng nên dọn dẹp phòng cho thoáng đãng, bài trí lại căn phòng theo ý thích để đón con yêu. Tuy nhiên mẹ hãy làm những việc nhẹ nhàng thôi nhé, những việc như chuyển bàn ghế hay tủ từ vị trí này sang vị trí kia hãy nhờ quyền trợ giúp từ chồng hoặc người thân.

– Tìm hiểu, chia sẻ kiến thức chăm em bé với chồng hoặc người thân: Mẹ nên trao đổi cả những kiến thức về chăm em bé cho chồng hay bố mẹ ruột/chồng nếu bạn định nhờ họ chăm sóc trẻ. Những điều bạn đã học được từ tháng thứ tám, giờ thì chỉ cần lôi ra và thảo luận thôi thôi.

– Danh thời gian quây quần với gia đình: Hãy dành thời gian để ăn tối với gia đình và chuẩn bị tâm lý cho chính mình cùng mọi người sẵn sàng chào đón thành viên mới.

– Thăm khám thai định kỳ: Một việc quan trọng xuyên suốt trong ba tháng cuối thai kỳ là mẹ bầu tiếp tục tuân thủ lịch khám thai định kỳ cho đến ngày đi sinh.

Mẹ bầu nên giữ vững lịch khám thai của mình, đặc biệt trong ba tháng cuối.

+ Nếu mẹ bầu có những bất thường thai kỳ từ trước đó, hãy theo dõi chặt chẽ hơn. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi xem bạn có xuất hiện các cơn co thắt, chảy máu âm đạo, ra dịch bất thường hay có điều gì lo lắng hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ cùng sẽ quan tâm đến các chuyển động của bé trong thời kỳ này nên mẹ bầu chú ý để ý để nắm được.

+ Các xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cân nặng cũng được tiến hành vào ba tháng cuối để tầm soát các dấu hiệu của tiền sản giật, nhiễm trùng đường tiết niệu…

+ Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra độ phù của mẹ bầu, kích thước vòng bụng, đo tim thai cho bé và thậm chí khám tử cung nếu thấy cần thiết…

Như vậy với việc khám thai đều đặn ba tháng cuối thai kỳ mẹ bầu sẽ được chăm sóc toàn diện. Đây cũng là điều kiện lý tưởng để mẹ bầu có thể hỏi han bác sĩ những thắc mắc của mình về chuyện sinh nở. Mẹ nên lập danh sách các câu hỏi liên quan trước khi đến phòng khám để tận dụng cơ hội.

– Tránh xa những mối nguy cho sức khỏe: Để thai kỳ được an toàn tuyệt đối cho đến khi em bé ra đời. Những điều sau mẹ bầu cũng nên biết để tránh xa vì chúng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé đấy:

+ Không ăn đồ tái sống dù lúc này việc ăn uống của mẹ bầu đã ổn định hơn rất nhiều. Ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli có trong đồ ăn tái sống vẫn là mối đe dọa cho bé và mẹ. Mẹ cũng nên tránh thức ăn đóng gói sẵn hay thực phẩm có chứa chất phụ gia.

Lo âu và căng thẳng trong ba tháng cuối là điều mẹ bầu nên tránh.

+ Hạn chế ăn cay để giúp cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu khỏe mạnh hơn. Ăn cay cũng gây ra những căng thẳng thần kinh ở bé.

+ Thiếu hoạt động, giữ nguyên một tư thế nhiều giờ liền là việc mẹ bầu nên tránh. Thai nhi lúc này đã khá lớn và gây áp lực lên cơ thể mẹ bầu, việc giữ nguyên một tư thế quá lâu khiến các triệu chứng phù nề tăng lên và sự mệt mỏi cũng xuất hiện.

+ Môi trường ổn ào hay trạng thái căng thẳng thần kinh cũng là những điều mẹ bầu nên tránh xa vì điều này ảnh hưởng gián tiếp đến tính cách của bé sau này.

– Tạm biệt những hành trình dài: Cuối cùng mẹ bầu nên hạn chế đi lại các hành trình dài trong ba tháng cuối cùng này. Đặc biệt là sau tuần thứ 37 em bé có thể chào đời bất cứ lúc nào, nên việc tốt nhất mẹ bầu nên làm là hãy thư giãn và chuẩn bị cho việc sinh nở trọng đại sắp tới nhé.

(Tổng hợp)

Xem thêm cái bài viết khác nếu bạn quan tâm:

  • “Yêu” trong 3 tháng cuối thai kỳ: cẩn thận kẻo sinh non
  • Chăm sóc sức khỏe mẹ và con trong 3 tháng cuối thai kỳ
  • Bí kíp làm đẹp an toàn trong 3 tháng cuối thai kỳ
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận