Nhiều chị em thắc mắc không biết đang chích ngừa viêm gan B thì có thai được không, có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Sở dĩ có thắc mắc ấy, là bởi nhiều trường hợp chị em đang chích ngừa viêm gan B mà lại có thai hoặc có ý định mang bầu ngay trong thời gian của liệu trình chích ngừa chưa kết thúc. Vậy câu trả lời chính xác ra sao? Chị em hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết liên quan, qua bài viết dưới đây nhé.
1. Hiểu hơn về viêm gan B
1.1 Khái niệm
Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan, do siêu vi viêm gan B gây ra, truyền theo đường máu, đường từ mẹ sang con và đường tình dục. Bệnh này có ảnh hưởng trực tiếp tới gan và gây tổn thương nặng nề cho các tế bào gan.
Viêm gan B là căn bệnh phổ biến gây tử vong cao trên toàn thế giới, và rất dễ lây nhiễm từ những người nhiễm bệnh sang người chưa mắc bệnh. Virus viêm gan B thường tấn công những người có khả năng miễn dịch kém hoặc lây nhiễm sang những người có tiếp xúc với người bệnh viêm gan B không được bảo vệ an toàn: Phụ nữ mang thai, trẻ em, người cao tuổi, nhân viên y tế, người nghiện ma túy, xăm mình…
1.2 Tác hại của viêm gan B
Bệnh viên viêm gan B có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Người mắc viêm gan B rất khó phát hiện do triệu chứng không rõ ràng. Nhiều người phát hiện bệnh khi bệnh đã có những diễn tiến nghiêm trọng và nguy hiểm. Nếu phát hiện bệnh mà không điều trị đúng cách, hay tích cực phối hợp điều trị, thì viêm gan cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính và biến chứng thành xơ gan, ung thư gan.
1.3 Đề phòng viêm gan B như thế nào
Viêm gan B là một căn bệnh nguy hiểm vì đây là bệnh khó điều trị, dễ diễn biến phức tạp và có thể có nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.
Do đó, để đảm bảo sức khỏe, cần phải chủ động phòng bệnh viêm gan B một cách tích cực, hiệu quả bằng cách:
- Tiêm phòng vắc – xin viêm gan B.
- Sinh hoạt tình dục an toàn.
- Không sử dụng chung bàn chải, dao cạo râu, dụng cụ xăm mình hay các vật dụng khác có nguy cơ dính máu với người viêm gan B.
- Tuyệt đối không chạm vào máu của người viêm gan B, kể cả máu khô.
- Băng vết máu và vết bầm của người mắc viêm gan B để tránh tiếp xúc với máu.
- Tiêm phòng vắc – xin viêm gan B cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
2. Đang chích ngừa viêm gan B có thai được không
Theo khuyến cáo của các bác sĩ chuyên khoa, chị em nên có thai sau khi tiêm ngừa viêm gan B khoảng 3 tháng hoặc tối thiểu là 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng. Đối với viêm gan siêu vi B (gồm 3 mũi tiêm), hiệu quả bảo vệ tối đa là ba tháng sau mũi tiêm cuối cùng.
Nếu chị em có thai trong thời gian đang chích ngừa, thì được khuyến nghị là nên dừng lại không tiếp tục tiêm mũi tiêm kế tiếp nữa, do trong vắc – xin viêm gan B có chứa virus viêm gan B đã bất hoạt.
Tuy không ảnh hưởng đến thai nhi, nhưng không nên tiêm cho phụ nữ có thai vì lúc này hệ thống miễn dịch của người phụ nữ thường suy giảm, việc đáp ứng với các vắc – xin sẽ không theo quy luật chung, khiến hiệu quả bảo vệ khó đánh giá.
Như vậy, nếu đang chích ngừa viêm gan B và liệu trình chưa kết thúc, chị em nên chờ đến khi kết thúc và tối thiểu sau 1 tháng kể từ mũi tiêm cuối cùng mới nên có em bé. Nếu chị em có thai trong thời gian đang chích ngừa viêm gan B thì nên ngưng chích. Và tốt nhất trong trường hợp này, cần đến trung tâm y tế nơi chị em đã đang chích ngừa, để được tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình.
3. Những lưu ý khi tiêm phòng vắc xin viêm gan B
Trước khi tiêm phòng vắc – xin, chị em nên tới bệnh viện để xét nghiệm xem mình có bị nhiễm virus viêm gan B hay không. Nếu chị em vẫn chưa bị nhiễm, thì hãy hỏi bác sĩ về lịch tiêm chủng chi tiết. Trong trường hợp, bạn đã bị mắc bệnh thì cần nhận tư vấn bác sĩ về cách điều trị, để giảm khả năng lây nhiễm thấp nhất cho bé khi mang thai.
Vắc – xin viêm gan B có tác dụng khoảng 90%, và lượng kháng thể sẽ giảm dần theo thời gian nên sau 15 năm sẽ được tiêm mũi nhắc lại. Tuy nhiên đối với nước ta có tỷ lệ nhiễm bệnh cao, cơ thể được tiếp xúc tự nhiên với virus nên có thể không cần tiêm mũi này.
Khi chị em đang bị cảm cúm, sốt, ho hay mắc các bệnh về khớp, thận, xơ gan… cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi tiêm phòng khi mang thai .
Sau khi tiêm, chị em cần ở lại cơ sở y tế 30 phút để theo dõi các phản ứng với vắc xin, đề phòng xảy ra các phản ứng sốc phản vệ.
Như vậy đến đây, hẳn chị em đều đã có câu trả lời khá rõ cho thắc mắc đang chích ngừa viêm gan B có thai được không. Cũng như, nếu ở trường hợp đang trong thời gian chích ngừa mà có thai thì nên làm gì. Việc tiêm phòng không chỉ viêm gan B mà kể cả các mũi tiêm khác cần thiết chuẩn bị cho thai kỳ an toàn khỏe mạnh là điều cần làm. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi các trường hợp đang trong quá trình chích ngừa chị em cấn thai hoặc muốn có thai trong thời gian này và không thể đợi. Ở các tình huống như thế, theo các chị em không nên quá lo lắng và nên đến cơ sở y tế hoặc tư vấn trực tiếp các bác sỹ chuyên khoa cho tình trạng của mình nhé.
Thảo Nguyên tổng hợp