CRL là gì – đây chắc chắn là câu hỏi được mọi mẹ bầu quan tâm, nhất là những người đầu tiên mang thai chưa có kinh nghiệm. Chỉ số crl rất quen thuộc trên kết quả siêu âm, mỗi lần các bầu đi khám thai. Vậy crl là gì? Chỉ số này có ý nghĩa như thế nào trong sự phát triển của bé? Dưới đây là các vấn đề liên quan đến chỉ số crl chuẩn nhất, các mẹ hãy lưu ngay để tiện theo dõi nhé!
1. Chỉ số crl là gì?
Chỉ số crl (Crown Rump Length) tính bằng đơn vị mm chính là chỉ số đo chiều dài từ đầu đến mông của thai nhi. Chỉ số này dùng để đánh giá tốc độ phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và được thực hiện trong quá trình siêu âm.
2. Chỉ số crl có ý nghĩa gì trong sự phát triển của thai nhi?
Chỉ số crl cũng như những chỉ số khác gồm cân nặng, đường kính lưỡng đỉnh, đường kính túi thai,…thường chịu ảnh hưởng của các yếu tố về di truyền, số lượng thai, tình trạng sức khỏe, cân nặng và tuổi của mẹ. Khi thực hiện thăm khám thai, các bác sĩ sẽ giúp bạn chỉ ra nguy cơ có thể xảy ra cho thai nhi nếu các chỉ số này có vấn đề và không nằm trong ngưỡng giá trị cho phép. Chỉ số crl sẽ liên tục thay đổi và lớn lên cùng với sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ. Chính vì thế, chỉ số này sẽ phản ánh chính xác tốc độ phát triển của em bé khi còn ở trong bụng mẹ.
Tuy nhiên, khi siêu âm thai bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số crl mà còn dựa thêm vào các chỉ số khác để có thể đánh giá toàn diện sự phát triển của bé như chỉ số GA, BPD, FL, HC… Tổng hợp tất cả các chỉ số siêu âm thai này mẹ bầu sẽ có được thông tin toàn diện xem em bé của mình đang ở giai đoạn phát triển nào, cũng như biết cả về tình trạng phát triển chiều cao của bé nữa đấy.
3. Thời điểm để bác sỹ đo chỉ số crl là khi nào?
Chỉ số crl có thể được đo từ tuần thứ 6 của thai kỳ cho đến tuần thứ 20. Khi bước sang tuần thứ 21, tư thế nằm của em bé đã thay đổi so với tư thế nằm cuộn tròn như ban đầu, chính vì thế, thay vì đo chỉ số chiều dài đầu mông thì các bác sĩ sẽ đo chỉ số chiều dài đầu chân để theo dõi sự phát triển chiều cao của bé trong bụng mẹ
Khi khám thai định kỳ , bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và thông báo cho mẹ về những chỉ số như: chiều dài đầu mông, đường kính lưỡng đỉnh, chu vi bụng, chu vi đầu và chiều dài xương đùi lớn hay nhỏ hơn so với các chuẩn đã được thống kê. Tuy nhiên, có thể do sự sai lệch của thiết bị siêu âm hoặc tư thế nằm của thai nhi nên các chỉ số này chỉ này có thể bị sai lệch ở phương sai cho phép.
4. Chiều dài đầu mồn bao nhiêu là bình thường?
Thông thường, từ tuần đầu tiên đến từ 20, chiều dài đầu mông của bé sẽ tăng từ 157-180 mm. Cụ thể, mẹ có thể xem bảng đường kính lưỡng đỉnh của thai nhi theo tuần tuổi dưới đây.
Chiều dài đầu mông của thai nhi
Chiều dài đầu chân của thai nhi
5. Chiều dài đầu mông bị lệch chuẩn mẹ có đáng lo?
Nếu chỉ số chiều dài đầu mông của thai nhi không nằm trong chuẩn giới hạn bình thường, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ tiến hành siêu âm lại một lần nữa hoặc thực hiện các xét nghiệm khác và kiểm tra sâu hơn, để chắc chắn sự phát triển của con là hoàn toàn bình thường. Chẳng hạn, nếu chỉ số crl này nhỏ hơn mức bình thường, có khả năng thai nhi chậm phát triển hoặc có thể có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh, do đó bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mẹ bổ sung thêm canxi trong chế độ ăn uống hằng ngày hoặc đưa các phương pháp xử lý an toàn và phù hợp hơn.
6. Mẹ nên ăn gì để cải thiện chiều cao cho thai nhi
Khi mang thai, nhu cầu canxi của mẹ bầu sẽ tăng cao. Theo ước tính, trung bình mỗi ngày một phụ nữ mang thai cần được cung cấp khoảng 1000mg canxi để đảm bảo cấu trúc hệ xương – răng cho cả mẹ và bé. Nếu thai nhi không được cung cấp đầy đủ canxi, có hai khả năng xảy ra:
- Thai nhi sẽ lấy canxi từ cơ thể mẹ, dẫn đến tình trạng mẹ bị thiếu hụt canxi dẫn đến các bệnh lý về xương và răng ở mẹ.
- Nếu lượng canxi ở cơ thể mẹ không đủ thì sẽ dẫn đến tình trạng thai nhi bị thiếu hụt canxi. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cấu trúc răng của trẻ khi sinh ra và lớn lên sau này.
Không giống với quan niệm trước đây khi cho rằng, chiều cao của mỗi người phụ thuộc chủ yếu vào gen di truyền khó có thể cải thiện được thì hiện nay, việc quan tâm đến chế độ ăn uống để cải thiện chiều cao cho trẻ ngay từ khi trong bụng mẹ ngày càng được chú trọng. Vậy mẹ nên ăn gì để cải thiện chiều cao cho thai nhi? Sau đây là một số gợi ý cơ bản mẹ có thể tham khảo:
- Nên ăn đa dạng và đủ nhóm thực phẩm bao gồm: tinh bột, chất béo, đạm, rau, hoa quả tươi, sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Bổ sung các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật để cung cấp đủ protein, sắt, kẽm… cho thai nhi và nên ăn cá nhiều hơn thịt. –
- Bổ sung sữa bầu, sữa chua, phô mai hoặc các thực phẩm chức năng bổ sung canxi theo sự chỉ định của bác sĩ.
Các chỉ số thai nhi bao gồm cả chỉ số crl giúp phản ánh rõ về sự phát triển của bé trong bụng mẹ, từ khi chỉ to bằng một hạt vừng đến khi trở thành một em bé xinh xắn để chuẩn bị chào đời. Nhờ việc đối chiếu các chỉ số siêu âm so với bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo từng tuần, mẹ sẽ theo dấu sự phát triển của bé cưng được dễ dàng hơn.
Với những thông tin chi tiết về crl là gì cùng một số vấn đề liên quan mà Chuyên mục Mang thai của tổng hợp trên đây, hẳn sẽ giúp mẹ bầu có cái nhìn rõ ràng hơn khi đọc các chỉ số trên tờ kết quả siêu âm thai. Tuy chỉ số crl chỉ mang tính chất tương đối, nhưng đây vẫn là yếu tố quan trọng, phần nào giúp mẹ bầu có thể đánh giá tổng quát về sự phát triển của thai nhi.
Phụng Nguyễn tổng hợp