Chu kì kinh nguyệt và thụ thai là hai vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau. Nếu hiểu hơn về các giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt, điều này sẽ giúp cho các cặp vợ chồng nâng cao khả năng mang thai. Thêm vào đó, vợ chồng cũng dễ dàng xác định hơn trong việc nên chọn giai đoạn nào dành để chuẩn bị và giai đoạn nào cần đẩy nhanh tốc độ, nhằm nhanh đón con yêu về với mình hơn.
Chị em nên biết rằng, một chu kì kinh nguyệt sẽ có nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn này lại nắm giữ một chìa khóa để dẫn đến cánh cổng mang thai. Việc hiểu hơn về chu kì kinh nguyệt và khả năng mang thai trong từng giai đoạn sẽ giúp các cặp vợ chồng vơi đi nỗi lo con cái.
1. Về chu kì kinh nguyệt
Kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể phụ nữ. Mỗi tháng sẽ có một lần rụng trứng, thông thường trứng sẽ rụng vào ngày thứ 14 của chu kì (đối với chu kì 28 ngày).
Vào đầu chu kì nội mạc tử cung sẽ được tăng sinh để tạo môi trường thuận lợi cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Sau khi rụng, trứng chỉ tồn tại được 1 ngày trong cơ thể nên nếu không được thụ tinh trứng sẽ chết đi.
Lúc này hormone Estrogen sẽ tác động lại với tuyến giáp khiến cho tuyến giáp sản sinh ra chất ức chế quá trình tăng sinh nội mạc. Khi trứng không gặp được tinh trùng dẫn đến việc bong tróc niêm mạc và những mạch máu. Dưới sự co bóp của tử cung những niêm mạc, mạch máu và trứng bị đẩy khỏi cơ thể gây ra kinh nguyệt.
Đối với một số người giai đoạn hành kinh sẽ kèm theo cảm giác khó chịu, cảm xúc thay đổi, dễ cáu gắt, đau bụng mỏi lưng….. Chu kì kinh nguyệt xuất hiện từ lúc bắt đầu dậy thì (12 tuổi) cho đến lúc mãn kinh (trên 45 tuổi).
Chu kì kinh nguyệt có ổn định và đều đặn mới có thể thụ thai dễ dàng còn chu kì không đều sẽ khiến cho việc canh ngày trứng rụng trở nên khó khăn hơn, cơ hội mang thai thấp hơn.
2. Khả năng thụ thai trong chu kì kinh nguyệt thông qua các giai đoạn
Việc nắm rõ từng giai đoạn trong chu kì kinh nguyệt và khả năng thụ thai sẽ giúp các cặp vợ chồng có được sự chuẩn bị tốt nhất để tăng cơ hội mang thai.
2.1. Khả năng thụ thai trong giai đoạn “đèn đỏ”
Kinh nguyệt là quá trình cơ thể đẩy những mạch máu, nội mạc và trứng ra khỏi cơ thể, việc này diễn ra từ 3 đến 5 ngày kèm theo một số thay đổi của cơ thể. Vào ngày thứ ba, hormone Estrogen và Progesterone trong cơ thể sẽ thay đổi, để tái tạo lại nội mạc đã bị bong tróc. Đến ngày thứ tư thì nang trứng sẽ bắt đầu phát triển nhanh chóng để chuẩn bị ‘phóng’ trứng, đồng thời nội mạc sẽ phát triển hơn để chuẩn bị cho việc rụng trứng.
Tỉ lệ thụ thai trong giai đoạn này rất thấp, trừ khi quá trình rụng trứng diễn ra sớm hơn. Đây là thời điểm để các cặp đôi nghỉ ngơi chuẩn bị cho những nỗ lực sắp tới.
Không nên quan hệ vào ngày hành kinh vì lúc này nội mạc tử cung sẽ mỏng hơn do quá trình bong tróc, dẫn đến việc dễ bị viêm nhiễm và tổn thương tử cung.
2.2. Khả năng thụ thai trong giai đoạn chuẩn bị rụng trứng
Sau khi sạch kinh âm đạo sẽ tiết nhiều dịch nhạy hơn, dịch này có màu trắng hoặc trắng sữa. Điều này báo hiệu cho việc trứng đang chuẩn bị rụng và tử cung đã chuẩn bị tốt để chào đón tinh trùng.
Trong giai đoạn này vợ chồng nên quan hệ đều đặn 3- 4 lần/ tuần để tăng cường khả năng thụ tinh của trứng. Tinh dịch có thể sống trong âm đạo trong 3 ngày, nên việc lưu giữ tinh dịch trong cơ thể càng thường xuyên sẽ càng dễ thụ thai.
Tỉ lệ thụ thai trong giai đoạn này tương đối cao, vì có thể trứng sẽ rụng sớm trong giai đoạn này và có khả năng gặp được tinh trùng đã được âm đạo lưu giữ.
2.3. Khả năng thụ thai trong giai đoạn rụng trứng
Đây chính là thời điểm vàng để các cặp đôi nỗ lực quan hệ, vì sau khi được ‘phóng thích’ trứng chỉ có thể tồn tại trong cơ thể một ngày nên việc quan hệ trong thời điểm này là cần thiết.
Thời điểm rụng trứng thông thường sẽ sau khi có kinh nguyệt 14 ngày, vào thời điểm này nhiệt độ cơ thể sẽ tăng, âm đạo tiết ra nhiều dịch có màu trắng đục và đặc hơn. Nên quan hệ trước khi trứng rụng 24 giờ và sau đó là 24 đến 48 giờ.
Tỉ lệ thụ thai cao, cần quan hệ với tần suất dày hơn để đảm bảo trứng có thể gặp được tinh trùng. Thời điểm tốt nhất là từ 4 đến 6 giờ sau khi trứng rụng.
2.4. Khả năng thụ thai sau khi rụng trứng
Sau khi trứng rụng sẽ bắt đầu chuyển qua giai đoạn hoàng thể, đây là điểm kết thúc của chu kì kinh nguyệt, thông thường giai đoạn này sẽ kéo dài từ 12 đến 16 ngày. Với chu kỳ kinh nguyệt đều đặn 28 ngày thì thời giai đoạn sau rụng trứng thường rơi vào khoảng từ ngày thứ 20 đến ngày 28.
Vào giai đoạn này, lượng hormone Progesterone sẽ tăng dịch nhầy ở cổ tử cung khô dần, tạo nên lớp màng bảo vệ, ngăn cho tinh trùng không xâm nhập vào tử cung.
Từ thời điểm trứng được thụ tinh đến khi trứng được đưa vào tử cung mất khoảng 6 ngày, Nếu trứng bám được vào nội mạc sẽ bắt đầu gia tăng hormone chorionic gonadotropin (HCG), đây là loại hormone giúp có thể kiểm tra việc mang thai bằng que thử.
Tỉ lệ thụ thai thấp, đây là giai đoạn khó có thể mang thai vì cổ tử cung đã tạo nên lớp màng ngăn cản tinh trùng đi vào tử cung.
3. Một số lưu ý để tăng khả năng thụ thai
Để tăng khả năng thụ thai, ngoài việc theo dõi, nắm kỹ chu kỳ để chọn được giai đoạn thích hợp, vợ chồng cũng nhất thiết phải tránh xa những công việc liên quan đến hóa chất độc hại, loại bỏ những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, sử dụng chất kích thích.
Cả vợ chồng đều nên ăn nhiều những thực phẩm tốt cho việc mang thai như cải bó xôi, bông cải xanh, hạt hạnh nhân, cá hồi, hàu…
Khi quan hệ, người vợ nên lót gối dưới mông và giữ nguyên tư thế nằm sau khi “yêu” để giúp tinh trùng xâm nhập sâu vào tử cung.
Cần giữ tinh thần thoải mái ổn định, không nên áp lực về việc mang thai.
Để nhanh chóng có thai cần rất nhiều yếu tố, nhưng đối với việc hiểu rõ, nắm kỹ chu kì kinh nguyệt và khả năng thụ thai trong từng giai đoạn là yếu tố quan trọng để chuẩn bị có con. Như thế, vợ chồng bạn sẽ biết lúc nào nên và lúc nào không nên quan hệ để việc thụ thai diễn ra dễ dàng thành công hơn.
Nguyễn Hợp tổng hợp