Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm – lời giải đáp cho bạn ngay dưới đây

0
16

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm là câu hỏi mà rất nhiều chị me phụ nữ đang boăn khoăn. Chậm kinh có thể là dấu hiệu bạn có thai nhưng cũng là dấu hiệu về các bệnh lý khác. Chính vì vậy sẽ cho bạn câu trả lời về việc chậm kinh bao lâu thì đi siêu âm ở bài viết dưới đây nhé.

Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm là câu hỏi của rất nhiều chị em phụ nữ. Ảnh Internet

1. Chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm

1.1 Chậm kinh bao lâu thì nên đi siêu âm

  • Theo các chuyên gia thì khi chị em đã có quan hệ tình dục không an toàn và bị chậm kinh trên 1 tuần, thì khả năng mang thai là rất cao. Vì vậy khi bị chậm kinh khoảng 1 tuần chị em hãy đi siêu âm để biết chắc chắn liệu mình có thai hay không hoặc phát hiện ra những vấn đề ở cơ thể bạn làm bạn bị chậm kinh.
  • Thông thường chu kì kinh nguyệt của bạn kéo dài 28 đến 32 ngày với 3-5 ngày hành kinh. Nếu chu kỳ kinh của bạn có sự thay đổi thì cũng chỉ chậm 1-2 ngày mà thôi. Tuy nhiên sau khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, các lớp niêm mạc ở tử cung dày lên để tạo điểm bám vững chắc cho phôi thai khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra.
  • Siêu âm thai là một trong những phương pháp giúp chị em biết được mình đang có thai hay không và tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi hiện tại như thế nào. Việc siêu âm thai nhi cần tiến hành vào đúng thời điểm là yếu tố quyết định đến kết quả siêu âm của thai nhi.
  • Siêu âm có thể cho kết quả chính xác là sau khi trễ kinh 1-2 tuần. Vì sau khi quan hệ từ 7 – 8 ngày, thai nhi sẽ di chuyển vào tử cung của người mẹ nhưng quá trình cấy thai với thời gian trung bình khoảng 9 ngày.
  • Trước lúc đó bạn có thể sử dụng que thử thai để biết việc bạn có con hay không, nhờ hoocmon beta HCG mà thai nhi tiết ra giúp bạn có thể kiểm tra được mình có thai và đi siêu âm sau đó.
Trước khi đi siêu âm bạn có thể sử dụng que thử thai để kiểm tra liệu mình có thai hay không. Ảnh Internet

1.2 Các phương pháp siêu âm thai nhi phổ biến

1.2.1 Siêu âm đầu rò
  • Phương pháp siêu âm này có tác dụng rất lớn trong việc phát hiện thai kỳ sớm. Sau khi chậm kinh 7 ngày chị em có thể siêu âm đâu rò và cho kết quả gần như chính xác vì phương pháp này nhận biết được thai kỳ 17 ngày sau khi có hiện tượng thụ tinh.
  • Việc siêu âm sớm hơn có thể vẫn chưa cho kết quả chính xác. Thậm chí có nhiều trường hợp sau 10 ngày chậm kinh mới thấy thai vào buồng tử cung.
  • Khi siêu âm đầu rò thì sẽ cho ta thấy chính xác nhất hình ảnh túi thai trong buồng tử cung. Thời điểm này do phôi thai rất nhỏ, chỉ vài mm nên nếu siêu âm đường bụng thì sẽ rất khó để chẩn đoán.
Siêu âm đầu rò là phương pháp siêu âm nhận biết có sự xuất hiện của thai nhi sớm nhất. Ảnh Internet
1.2.2 Siêu âm vùng bụng
  • Siêu âm vùng bụng sẽ đoán biết chính xác khả năng mang thai của nữ giới muộn hơn so với siêu âm đầu rò, có nghĩa là khoảng 6 tuần sau khi thụ tinh.
  • Chậm kinh khoảng 3-4 tuần, chị em có thể đi siêu âm vùng bụng để biết chính xác tình trạng của thai kỳ.
  • Thời gian trễ kinh càng dài kết quả siêu âm càng chính xác.
  • Nếu sau khi chậm kinh từ 10 – 15 ngày, siêu âm vẫn chưa thấy túi thai trong tử cung, thì bạn nên đi kiểm tra để tránh tình trạng mang thai ngoài tử cung.
Siêu âm vùng bụng cho bạn có kết quả sau khi bạn chậm kinh 3 – 4 tuần. Ảnh Internet

2. Những nguyên nhân khác khiến bạn chậm kinh

2.1 Mắc bệnh phụ khoa

Khi bạn bị chậm kinh và kèm theo những dấu hiệu như đau bụng dưới, đau lưng, đau khi quan hệ, tiểu buốt… thì có thể chị em đang gặp vấn đề về bệnh lý đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung…

2.2 Do nạo hút thai không an toàn

Khi phụ nữ thực hiện những lần nạo, phá thai thì chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ cũng bị ảnh hưởng không ổn định vì khi đó tử cung bị dính trong quá trình tiểu phẫu dẫn tới tình trạng ứ huyết gây hiện tượng chậm kinh.

2.3 Mất cân bằng nội tiết

Tất cả các rối loạn về hormone trong giai đoạn dậy thì, cho con bú, tiền mãn kinh,… của người phụ nữ sẽ làm ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và quá trình rụng trứng, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh thậm chí gây mất kinh.

2.4 Tác dụng phụ của thuốc

Khi bạn sử dụng thuốc cũng sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Các loại thuốc tránh thai, thuốc trầm cảm, thuốc điều trị bệnh tim mạch… sử dụng dài ngày, không đúng cách đều có thể gây tác dụng phụ không mong muốn và biểu hiện chậm kinh.

2.5 Do áp lực, căng thẳng

Khi bị áp lực, căng thẳng thì nội tiết cơ thể thay đổi gây ra rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới.

Chậm kinh ở phụ nữ có rất nhiều nguyên nhân, việc mang thai cũng khiến phụ nữ chậm kinh hoặc mất kinh. Ảnh Internet

3. Cách khắc phục chậm kinh

3.1 Chậm kinh do mang thai

Chị em nên đến bác sĩ tiến hành siêu âm và chăm sóc sức khỏe sinh sản. Lên kế hoạch khám thai và chăm sóc cả mẹ và thai nhi một cách tốt nhất. Đối với các trường hợp mang thai ngoài ý muốn sẽ được bác sỹ tư vấn về các phương pháp đình chỉ thai an toàn.

3.2 Chậm kinh do các yếu tố về tâm – sinh lý

Đến bác sĩ và những nơi tư vấn tâm lý để chị em phụ nữ lấy lại cân bằng cuộc sống, giảm mệt mỏi, căng thẳng và thực hiện những chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để nâng cao sức khỏe.

3.3 Chậm kinh do bệnh lý phụ khoa

Chị em sẽ điều trị bằng thuốc của bác sĩ kê cho, chủ yếu là các loại thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, tiêu viêm, cân bằng thuốc nội tiết… Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc Đông y nhằm tăng sức đề kháng, điều hòa khí huyết, ổn định chức năng của buồng trứng, bảo vệ khả năng sinh sản của chị em.

Khi xảy ra hiện tượng chậm kinh bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe hiện tại của mình. Ảnh Internet

4. Các dấu hiệu mang thai sớm nhất

Khi bạn bị chậm kinh và kèm theo các dấu hiệu mang thai dưới đây thì bạn nên đi siêu âm, vì có lẽ thiên thần nhỏ của bạn đã xuất hiện rồi đấy.

4.1 Ngực căng, đau và lớn hơn

Sau khi trứng gặp tinh trùng thụ tinh thành công, sẽ có sự thay đổi đột ngột về nồng độ hooc môn trong cơ thể của người phụ nữ làm cho lượng máu tuần hoàn đến phần ngực nhiều hơn khiến bầu ngực cương lên, tức, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

4.2 Ra máu báo thai và dịch âm đạo thay đổi

  • Máu báo thai xuất hiện khi thai nhi vào làm tổ trong buồng tử cung. Nó là những đốm máu đỏ tươi, phớt hồng, chỉ dính một ít trên đáy quần lót trong thời gian rất ngắn.
  • Dịch âm đạo thay đổi khi phôi thai được hình thành, lớp dịch nhầy âm đạo trở nên đặc quánh hơn, cổ tử cung đóng khít để phục vụ cho phôi thai dễ bám vào thành âm đạo và phát triển. Chất dịch có màu trắng và đục như màu sữa.

4.3 Thường xuyên đi tiểu, tiểu nhiều về đêm

Khi bạn mang thai, tử cung của phụ nữ sẽ to ra chèn ép vào bàng quàng kết hợp với nồng độ HCG thai kỳ tăng lên đột biến khiến phụ nữ thường xuyên buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn cả ngày lẫn đêm.

4.4 Thay đổi thói quen ăn uống, ốm nghén và nhạy cảm với mùi

  • Bạn cảm thấy đói, thèm ăn ở những tuần thai đầu tiên vì hoocmon trong cơ thể phụ nữ bị thay đổi.
  • Phụ nữ có sự nhạy cảm hơn với các mùi xung quanh, mùi gì cũng có thể làm bạn khó chịu, nặng hơn nữa là cảm giác buồn nôn, nôn ọe.
  • Nội tiết tố nữ Estrogen tăng lên làm mẹ bầu thính hơn dễ nhạy cảm với mùi.

4.5 Mệt mỏi

  • Bạn sẽ xuất hiện các tình trạng như đau đầu, hoa mắt do sự tăng đột biến hooc môn và sự thiếu hụt hồng cầu.
  • Thân nhiệt tăng cao hơn so với mức bình thường.
  • Đau mỏi lưng.

4.6 Chướng bụng

Do sự gia tăng hoóc môn progesterone và estrogen sẽ làm nhão các cơ trong cơ thể bao gồm cả cơ của đường ruột. Theo đó, cơ thể người mẹ sản sinh ra nhiều khi ga trong bụng hơn nên gây ra chướng bụng.

Nếu bạn chậm kinh và xuất hiện những dấu hiệu mang thai trên thì bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và siêu âm. Ảnh Internet

Qua bài viết trên đây, chắc hẳn cũng đã trả lời cho bạn được câu hỏi chậm kinh bao nhiêu ngày thì đi siêu âm rồi phải không. Hãy quan sát cơ thể bạn thường xuyên và đi siêu âm đúng thời điểm để kiểm tra chắc chắn việc mình có thai hay không và có cách chăm sóc mẹ và thai nhi phù hợp nhé các bạn.

Chi Lê tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận