Cảnh báo 10 thói quen xấu có thể khiến thai nhi bị dị tật mẹ bầu nên tránh xa

0
9

Một số thói quen xấu ở bà bầu tưởng vô hại nhưng hại không tưởng. Và nếu mẹ bầu vẫn giữ thói quen xấu đấy sẽ khiến mẹ và thai nhi có thể bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Dưới đây là những thói quen xấu mẹ bầu cần tránh khi mang thai để đảm bảo sức khỏe thai kỳ.

1. Ăn thịt đỏ nhiều 

Ăn thịt đỏ nhiều và thường xuyên không tốt cho bà bầu

Thịt đỏ có mối quan hệ với bệnh tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mang thai càng tiêu thụ nhiều thịt đỏ càng dễ bị mắc tiểu đường hơn những đối tượng khác. Việc mẹ bị tiểu đường thai kỳ không chỉ nguy hiểm cho cả mẹ và con mà còn ảnh hưởng đến trẻ sau này.

Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ có nguy cơ bị béo phì nếu người mẹ mắc tiểu đường thai kỳ. Chất béo dư thừa và chất phụ gia có trong thịt đỏ và các loại thịt chế biến sẵn chính là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh đái tháo đường thai kỳ.

2. Kén ăn và ăn ít

Khi mang thai, một số mẹ vẫn giữ thói quen ăn ít và kén ăn thực phẩm như trước khi mang thai. Việc kén ăn và ăn quá ít sẽ khiến cho cơ thể thiếu một số chất dinh dưỡng cần thiết và giảm khả năng miễn dịch.

Điều này có hại hơn có lợi, bởi khi cơ thể mẹ suy giảm hệ miễn dịch sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Thai nhi cũng sẽ quen dần với việc kén ăn của người mẹ khi chào đời và tiếp tục thói quen ăn uống không hợp lý của mẹ. Chưa kể khi mẹ giảm hệ miễn dịch dễ bị bệnh cũng sẽ khiến cho thai nhi có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh từ mẹ và có thể bị dị tật nếu mẹ bị rubella khi mang thai.

3. Mẹ để tăng cân quá nhiều bởi thói quen ăn uống không hợp lý

Tăng cân không hợp lý trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và thai nhi

Khi mang thai, người mẹ cần lên kế hoạch ăn uống đầy đủ, khoa học để giúp duy trì cân nặng hợp lý và đủ chất cả mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, với thói quen xấu ăn uống không hợp lý khiến mẹ tăng cân quá mức trong quá trình mang thai sẽ ảnh hưởng đến các cơ chế cân bằng năng lượng như kiểm soát sự thèm ăn của con cái sau này.

Nhiều ghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc tăng cân trong thời kỳ mang thai có thể khiến mẹ bị béo phì và không hề tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Ngược lại việc chậm tăng cân cũng ảnh hưởng không tốt đến mẹ và bé.

Nếu không thể kiểm soát được cân nặng, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ tư vấn để có được lời khuyên tốt nhất giúp giữ gìn sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

4. Mẹ lười vận động, suy nghĩ

Khi mang thai, cơ thể người mẹ rất mệt mỏi, uể oải và lúc nào cũng chỉ muốn ngủ. Điều này là dễ hiểu nhưng lại là thói quen vô cùng xấu. Thực tế, người mẹ thường xuyên luyện tập, hoạt động tay chân và trí não khi mang thai sẽ giúp thai nhi thông minh và nhạy bén hơn.

Ngược lai, nếu người mẹ lúc nào cũng lười suy nghĩ, vận động sẽ khiến cho não bộ thai nhi cũng trở nên chậm chạp, lười suy nghĩ theo và không hề tốt cho thai nhi sau này. Chưa kể, việc người mẹ lúc nào cũng lo lắng, u sầu, khóc lóc sẽ gây hại nghiêm trọng tới thai nhi, thậm chí con sinh ra có thể bị dị tật hoặc sẽ mang giới tính khác thường.

5. Thức khuya liên tục

Thức khuya liên tục gây hại cho mẹ và thai nhi

Theo các chuyên gia bà bầu ít nhất phải ngủ 8 tiếng mỗi ngày, trong đó bao gồm 1 tiếng dành cho giấc ngủ trưa. Nếu bà bầu thức khuya sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi. Thai nhi sẽ dễ dàng bị suy dinh dưỡng thai kỳ và ảnh hưởng đến việc hình thành não bộ của trẻ.

Ngoài ra, thói quen xấu này cũng sẽ truyền cho thai nhi và khiến các bé khi chào đời rất có khả năng khó có thể cân bằng giấc ngủ ngày và đêm. Từ đó mẹ sẽ vô cùng mệt mỏi và kiệt sức với thói quen ngủ không tốt của con mình.

6. Vừa ăn vừa xem tivi

Phụ nữ khi mang thai vừa ăn vừa xem tivi sẽ khiến sẽ kéo dài tới khi bé chào đời và có xu hướng tiếp tục thói quen đó trong thời kỳ cho con bú, điều này có nguy cơ tăng béo phì ở trẻ sau này.

Theo tiến sĩ Mary, Phó giáo sư khoa nhi học tại Trường Y khoa Đại học New York, việc vừa ăn vừa xem TV trong bữa ăn không được khuyến khích vì sẽ khiến chế độ ăn uống kém chất lượng hơn và bỏ lỡ những dấu hiệu phát triển đầy đủ của con mình.

Điều này cũng sẽ dẫn đến việc khó tiêu hóa thức ăn do bà bầu không tập trung vào việc ăn uống, ngoài ra chính bà bầu không tập trung khi ăn sẽ dẫn đến những thói quen không lành mạnh như ăn quá nhiều hoặc chán ăn.

7. Tập thể dục quá độ

Tập thể dục quá độ không tốt cho thai nhi

Việc tập luyện là tốt cho thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu không thể giữ thói quen tập luyện mạnh như trước khi mang thai được. Một số bà bầu vẫn duy trì thói quen này và ảnh hưởng đến sức khỏe của cả hai mẹ con.

Tốt nhất, bà bầu nên tập các bài tập như yoga để tập thở, tập cơ thư giãn nhẹ nhàng và tuyệt đối không tập quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng đến thai kỳ.

8. Ăn cay

Nếu bà bầu vẫn giữ thói quen ăn cay khi mang thai có thể gây nguy hại cho thần kinh thai nhi. Bởi đồ cay chứa nhiều chất gây tê làm tê liệt thần kinh thai nhi và khiến não bộ không thể phát triển bình thường, thậm chí gây dị tật hệ thần kinh.

Vì vậy, để thai kỳ khỏe mạnh mẹ nên hạn chế ăn cay và lựa chọn những thực phẩm lý tưởng, tốt cho sức khỏe thai kỳ để ăn hàng ngày.

9. Ăn uống đồ lạnh thường xuyên

Ăn đồ lạnh thường xuyên khiến dạ dày khó chịu

Sau khi uống hay ăn đồ lạnh, bà bầu sẽ cảm thấy rất khó chịu do sự chênh lệch đột ngột về nhiệt độ và khiến dạ dày khó chịu.

Thêm vào đó, ăn uống đồ lạnh sẽ khiến cho các mạch máu ở vùng bụng, trong đó có phần cổ tử cung bị co thắt lại và gây trở ngại cho tuần hoàn máu của thai nhi, ảnh hưởng đến quá trình trưởng thành của trẻ sau này. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bà bầu nên hạn chế việc ăn đồ quá lạnh thường xuyên như kem, nước lạnh, sữa chua đóng đá.

10. Tắm nước nóng

Tắm nước nóng tốt cho người bình thường nhưng lại không tốt cho sức khỏe của thai nhi và bà bầu. Khi tắm nước nóng khiến cơ thể tăng nhiệt độ và ảnh hưởng đến thai nhi, bé sẽ không kịp thời phản ứng kịp.

Do đó, khi mang thai nên hạn chế tắm nước nóng, xông hơi và tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời chói chang.

Loại bỏ những thói quen xấu trong thai kỳ sẽ giúp bà bầu và thai nhi có một thai kỳ khỏe mạnh hơn. Vì vậy, mẹ hãy duy trì những thói quen tốt và dần hạn chế những thói quen xấu của bản thân khi mang thai.

(Tổng hợp)

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận