Cần chuẩn bị những gì trước khi sinh là lo lắng của không ít bà bầu sắp đến ngày vượt cạn. Đừng lo, bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ chuẩn bị đồ dùng, kiến thức cần thiết trước khi sinh nhé.
1. Chuẩn bị đồ dùng trước khi sinh
Chúng ta nên chuẩn bị những gì trước khi sinh? Đó chính là đồ dùng để mang đi sinh. Mẹ hãy tham khảo danh sách đồ dùng trước khi sinh dưới đây và chuẩn bị tươm tất cho mình nhé.
– 1 giỏ sách đựng dụng cụ khi đi sinh. Mẹ có thể chọn loại giỏ nhựa lớn để đựng được nhiều đồ dùng.
– 5 bộ quần áo dài tay cho em bé sau khi sinh, tùy theo cân nặng của em bé mẹ chọn size.
– 2 đôi tất, 2 đôi bao tay, 2 chiếc nón sơ sinh.
– 2 bộ quần áo cho mẹ. Khi sinh xong, ở bệnh viện sẽ phát quần áo cho sản phụ, tuy nhiên, nếu mẹ thấy bất tiện mẹ có thể lấy quần áo dự phòng và mặc. Lưu ý, mang theo quần áo rộng để tạo cảm giác thoải mái và tránh đau vết mổ ở bụng hoặc cửa mình.
– 2 đôi tất cho mẹ.
– 1 phích nước nóng, cốc nhựa uống nước.
– 2 Khăn choàng lớn để quấn em bé sau khi tắm xong hoặc ngủ.
– Mền cho mẹ và em bé.
– Tã vải và tã dán cho em bé, tã cho mẹ, mỗi thức một bịch.
– 1 lọ dầu chàm để xoa cho em bé sau khi tắm xong.
– 1 chiếc chậu nhỏ, 1 chiếc chậu lớn để giặt đồ.
Các mẹ lưu ý, sau khi em bé chào đời, nếu mẹ cho em bé bú sữa non ngay sau đó và bú sữa mẹ hoàn toàn thì không cần phải chuẩn bị thêm sữa công thức, bình sữa, bình nước. Theo các chuyên gia sữa mẹ, hầu hết các mẹ đều có sữa non ngay sau khi sinh ra và nên để trẻ tự mút giúp sữa về đáp ứng nhu cầu của con, nên các mẹ hoàn toàn đủ sữa cho con bú và không cần lo dặm thêm sữa ngoài cho trẻ.
2. Chuẩn bị kiến thức sinh con
Chuẩn bị những gì trước khi sinh không chỉ đơn giản là đồ dùng mang theo mà còn là kiến thức. Trong đó, các kiến thức chuẩn bị sinh con như: Làm thế nào để sinh không đau, nên sinh thường hay sinh mổ, phương pháp rặn thế nào, ăn gì để sinh con dễ và sạch…? Đây chính là những kiến thức mẹ cần phải tìm hiểu trước khi sinh để chuẩn bị tâm lý vững cho mình khi vào phòng sinh.
Mặc dù, quá trình sinh nở ở mỗi người sẽ diễn biến khác nhau, tuy nhiên, nếu mẹ có kiến thức vững sẽ cảm thấy tự tin hơn khi vượt cạn và giảm được những lo lắng không đáng có. Ngoài ra, với những mẹ muốn sinh thường cần tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này như: thai nhi bao nhiêu kg thì sinh thường dễ, mẹ cần làm gì để có thể sinh thường và nhiều yếu tố tác động khác.
Bạn cũng có thể lựa chọn bác sĩ tư vấn riêng trước và khi sinh để có thể vượt cạn dễ dàng theo ý muốn hơn.
3. Chuẩn bị kiến thức nuôi con
Nuôi con là cặng đường dài đầy chông gai, vất vả nhưng cũng hạnh phúc, vui sướng. Để có thể chăm con tốt nhất sau khi sinh, bạn nên tìm hiểu về kiến thức nuôi con từ 0 – 12 tháng tuổi. Vì đây là giai đoạn nuôi con nhiều tranh cãi nhất, cần tổng hợp và thu thập nhiều thông tin để lựa chọn phương pháp nuôi con tốt nhất.
Hiện nay, có một số ngộ nhận trong phương pháp nuôi con như sau:
– Không phải người mẹ nào cũng đủ sữa mẹ nuôi con.
– Cho trẻ uống dặm thêm sữa ngoài mới tốt.
– Trẻ còi là do sữa mẹ nóng.
– Cho trẻ uống sữa công thức hoàn toàn.
Những ngộ nhận trên dẫn tới tình trạng trẻ không được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và phải uống thêm sữa công thức, sữa bò dẫn tới có nguy cơ bị dị ứng, tử vong, nhiễm các bệnh đường ruột, nguy cơ béo phì, huyết áp, dậy thì sớm.
Do đó, người mẹ cần vượt qua các ngộ nhận sai lầm trong xã hội để hiểu đúng bản chất của sữa mẹ:
– Tất cả các mẹ đều luôn đủ sữa nuôi con. Sữa mẹ tiết ra nhiều hay ít còn phụ thuộc và kỹ năng bú của trẻ, dạ dày của trẻ, nhu cầu của trẻ và bầu ngực của mẹ. Nhưng dù tiết ra ít hay nhiều thì cũng đều đáp ứng được nhu cầu của con.
– Sữa công thức có nguy cơ gây ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhiều hơn mẹ nghĩ.
– Trong 6 tháng đầu đời mẹ cần cho trẻ bú hoàn toàn sữa mẹ và tối thiểu tới 2 năm.
– Ăn dặm nên tôn trọng thuận tự nhiên và tôn trọng cảm giác của con.
Nhìn chung, mẹ cần trang bị trước cho mình kiến thức nuôi trẻ từ 0 – 12 tháng để sau khi sinh trẻ ra sẽ không gặp nhiều bỡ ngỡ và có hướng đi đúng đắn nhất cho cả mẹ và con.
4. Chuẩn bị kiến thức chăm sóc mẹ sau sinh
Ngoài việc, chuẩn bị những gì trước khi sinh, mẹ cũng cần chuẩn bị kiến thức sau khi sinh, đặc biệt là kiến thức chăm sóc sản phụ sau sinh.
Sau sinh, cơ thể người phụ nữ rất yếu vì mất nhiều máu. Do đó, mẹ cần phải nắm vững kiến thức chăm sóc cơ thể sau sinh để nhanh chóng phục hồi, phòng hậu sản.
– Chế độ dinh dưỡng cho sản phụ sau sinh.
– Có nên kiêng tắm gội, đi lại, phơi nắng, làm việc sau khi sinh? Các cách kiêng cữ thế nào cho đúng và vẫn giúp mẹ khỏe.
Hiện nay, các kiến thức vẫn còn nhiều tranh cãi, do đó bạn nên tìm hiểu từ nhiều nguồn tư liệu để có thể tự chăm sóc bản thân tốt nhất sau khi sinh.
(Tổng hợp)