Cách dạy trẻ 4 tuổi để con hòa nhập tốt với môi trường mẫu giáo

0
6

Cách dạy trẻ 4 tuổi để con có được sự hòa nhập tốt nhất cho môi trường mẫu giáo có lẽ là việc các bậc cha mẹ nên chú ý. Nhiều phụ huynh có thể đã cho con đi nhà trẻ từ 2 – 3 tuồi. Nhưng, việc giúp trẻ trang bị những kĩ năng cần thiết không phải lúc nào cũng được thực hiện một cách đúng đắn. Vậy trẻ 4 tuổi nên được học những gì để thích nghi tốt hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé. 

Cách dạy trẻ 4 tuổi để con có được sự hòa nhập tốt nhất cho môi trường mẫu giáo là việc các bậc cha mẹ nên chú ý. Ảnh Internet 

1. Cách dạy trẻ 4 tuổi về phản ứng ngôn ngữ

Ngôn ngữ là chìa khóa để trẻ học hỏi thế giới xung quanh mình cũng như phát triển kĩ năng và các mối quan hệ xã hội.

Cách dạy trẻ 4 tuổi phát triển ngôn ngữ rất đơn giản. Bạn có thể thực hiện những hoạt động sau:

  • Trò chuyện cùng trẻ về mọi thứ diễn ra chung quanh và mọi việc bạn làm hàng ngày.
  • Đọc sách cho trẻ, kể cho trẻ những câu chuyện của bạn hay khuyến khích trẻ kể chuyện của mình. Nội dung mà trẻ kể có thể là tưởng tượng về những việc mà đồ chơi yêu thích của trẻ muốn làm trong ngày, hoặc nơi mà chúng muốn đến.
  • Cùng trẻ xem một chương trình dành cho thiếu nhi thật thú vị trên tivi. Ví dụ như giải câu đố, đoán chữ,…Bạn nên lựa chọn chương trình có ý nghĩa giáo dục và xem cùng trẻ để tạo tính tương tác.
  • Khuyến khích trẻ tập viết các nét trên giấy hoặc cát.
  • Cùng trẻ hát bài hát về bảng chữ cái.
  • Chỉ cho trẻ chữ trên các bao bì sản phẩm, hàng hóa khi đi siêu thị.
  • Đố trẻ tìm được 10 chữ cái xung quanh nhà nhanh nhất có thể. 
Trò chuyện là cách tuyệt vời giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Ảnh: Sprin Montessori School 

2. Cách dạy trẻ 4 tuổi học toán

Trẻ 4 tuổi không cần phải giỏi toán hay tính toán giỏi. Tuy nhiên, bạn hãy tận dụng đặc điểm trẻ nhỏ thường rất tò mò về việc đếm mọi thứ để giúp trẻ 4 tuổi học số và học tính toán đơn giản nhất.

Dưới đây là một số hoạt động bạn có thể áp dụng trong cách dạy trẻ 4 tuổi học toán:

  • Cùng đếm những viên đã ở trước sân nhà.
  • Cùng đến những cây đũa, thìa khi rửa chén.
  • Cùng đếm những chiếc bánh quy trong giờ ăn nhẹ. Bạn có thể chuẩn bị một đĩa gồm 4 – 5 chiếc bánh, sau đó hỏi trẻ trong đĩa còn lại bao nhiêu sau khi trẻ đã lấy phần bánh của mình.
  • Cùng chơi trò đếm xem trẻ đếm được đến bao nhiêu. Trẻ ở độ tuổi này hầu hết đã đếm được đến 20 và cộng trừ được đến 4.
  • Cùng trẻ đi bộ và nhặt cành cây, lá khô, hòn đá,…mỗi lần bước được 10 bước. Sau đó bạn cùng trẻ đếm tất cả khi trở về nhà. 
Bạn có thể tranh thủ dạy bé học toán với các bài học đơn giản. Ảnh Internet 

3. Cách dạy trẻ 4 tuổi màu sắc và hình dạng

Với một chút sự khuyến khích của bạn, trẻ sẽ rất hào hứng trong việc học hỏi, sáng tạo đối với các màu sắc và hình dạng. Một số cách dạy trẻ 4 tuổi màu sắc và hình dạng thú vị bạn có thể áp dụng như:

  • Cắt các màu sắc, hình dáng khác nhau từ giấy màu và giấy thủ công rồi treo trong phòng của trẻ. Bạn và trẻ có thể chơi trò đố hoặc đếm trước giờ ngủ.
  • Đố trẻ tìm 4 vật có một màu nào đó (ví dụ như màu tím) hoặc hình dạng nào đó (ví dụ như hình tròn) trong nhà và mang đến cho bạn.
  • Cùng trẻ tìm những cây bút màu có cùng màu sắc trong một hộp màu lớn
  • Khuyến khích bé tô màu lên giấy và dùng chúng để gấp máy bay hoặc con vật.
  • Khuyến khích trẻ chọn một màu thể hiện tâm trạng của mình (ví dụ như tím là buồn, đỏ là vui,…) và dùng ngón tay để nhúng màu và vẽ một bức tranh về điều trẻ thích.
  • Cùng trẻ xem một tập trong chương trình thiếu nhi với chủ đề về hình dáng và màu sắc. Sau đó bạn có thể cùng trẻ thực hiện trong một ngày rảnh hoặc có hứng thú. 
Dạy trẻ 4 tuổi màu sắc và hình dạng qua các trò chơi. Ảnh: Cornell Chronicle – Cornell University 

4. Cách dạy trẻ 4 tuổi kĩ năng giao tiếp xã hội

Trẻ học được kĩ năng giao tiếp xã hội thông qua các hoạt động và tiếp xúc với người khác. Cách dạy trẻ 4 tuổi kĩ năng giao tiếp xã hội một cách hiệu quả có thể bao gồm:

  • Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động liên quan đến âm nhạc ở khu vực bạn sống. Âm nhạc là yếu tố tuyệt vời giúp mọi người có thể kết nối với nhau, đặc biệt là trẻ nhỏ.
  • Khuyến khích trẻ mời các bạn hàng xóm đến chơi vào một ngày cố định trong tuần hoặc trong tháng (play date). Khi trẻ chơi, hãy giúp trẻ thực hành sự chia sẻ bằng cách đưa ra những món đồ chơi đặc biệt và để trẻ có cơ hội tập thỏa thuận, thương lượng với bạn bè về cách hoặc thời gian chơi món đồ chơi đó.
  • Xây dựng một lịch trình nhất quán và báo trước cho trẻ trước khi bạn dự định tổ chức một hoạt động mới. Như vậy, trẻ sẽ học được cách thích nghi từ từ khi chuyển từ hoạt động này sang hoạt động khác.
  • Các đội thể thao ở địa phương hoặc nhà thờ khu vực bạn sống là nơi tuyệt vời tạo cơ hội cho trẻ học cách làm việc nhóm. Đây cũng là môi trường rất tốt để trẻ học và rèn luyện kĩ năng giải quyết các vấn đề và mối quan hệ xã hội.

Khi bạn đồng hành cùng trẻ và khuyến khích chúng kết bạn, bạn đang chuẩn bị cho con khả năng giao tiếp và thích nghi với các môi trường khác nhau trong cuộc sống. Đây là cách và là cơ hội giúp trẻ học được các kĩ năng giao tiếp xã hội cần thiết để hòa nhập tốt với môi trường mẫu giáo cũng như cuộc sống sau này. 

Khuyến khích trẻ mời bạn hàng xóm đến nhà chơi vào một ngày cố định trong tuần hoặc tháng. Ảnh Internet 

5. Cách dạy rẻ 4 tuổi khả năng kiểm soát và quản lý bản thân

Trường mẫu giáo là một môi trường đầy mới mẻ và tạo cho trẻ nhiều cảm xúc khi tham gia vào. Trẻ có thể thấy bối rối hay hào hứng khi lần đầu đến lớp, lần đầu ngồi trong lớp học cùng các trẻ khác, lần đầu tham gia các hoạt động cùng bạn học, lần đầu làm bài tập về nhà,…Dù là loại cảm xúc nào thì khả năng kiểm soát và quản lý chúng của trẻ là rất quan trọng. Cách dạy trẻ 4 tuổi về vấn đề này của bạn sẽ giúp trẻ thấy được mặt tích cực, thú vị và vui vẻ của việc đi học thay vì bị sốc và sợ hãi.

Dưới đây là một số cách dạy trẻ 4 tuổi cách kiểm soát và quản lý bản thân để giúp trẻ tự tin và hòa nhập tốt hơn khi đến lớp. Bạn hãy dạy trẻ:

  • Kĩ năng chăm sóc cơ bản như tự rửa tay, tự đánh răng , tự đi vệ sinh.
  • Khả năng tự lập qua việc thực hiện các công việc phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ như cất đồ chơi, lau bàn, cho vật nuôi ăn, trộn ngũ cốc ăn sáng,…
  • Cách lấy hoặc cất một món đồ cần dùng hoặc giúp người khác ở một căn phòng trong nhà (ngoài phòng của trẻ).
  • Giữ im lặng khi đến thư viện và giữ trật tự khi đến nơi công cộng.
  • Gọi tên cảm xúc của mình và cách hít thở, đếm đến 10 để lấy lại sự bình tĩnh khi trẻ tức giận.

Bạn cũng hãy hỏi trẻ về cảm xúc của con, lắng nghe chúng và cùng tìm cách giải quyết vấn đề. Tất cả những việc trên sẽ giúp trẻ kiểm soát được cảm xúc cũng như quản lý được bản thân. Việc này vô cùng quan trọng và hữu ích khi trẻ đi học cũng như khi trẻ lớn lên. 

Dạy trẻ 4 tuổi cách kiểm soát và quản lý bản thân là rất quan trọng. Ảnh: 10News 

6. Khi nào bạn cần tìm sự giúp đỡ cho trẻ

Mỗi đứa trẻ sẽ có khả năng tiếp nhận, học tập và phát triển với tốc độ khác nhau. Sẽ là bình thường nếu trẻ 4 tuổi của bạn có thể học những kĩ năng trên nhanh hơn các trẻ khác. Tuy nhiên, bạn nên tìm sự giúp đỡ từ chuyên gia nếu trẻ ở độ tuổi này gặp khó khăn trong các hoạt động sau:

  • Nói chuyện cũng như nói một câu hoàn chỉnh.
  • Đếm đến 10.
  • Tiếp xúc và kết nối với người khác.
  • Kiểm soát cảm xúc của bản thân.
  • Quản lý các hoạt động cá nhân trong ngày.

Việc trao đổi với chuyên gia hay bác sĩ nhi khoa về các biểu hiện trên của trẻ 4 tuổi sẽ rất hữu ích. Họ sẽ đưa ra những nhận định đúng đắn về tình trạng của trẻ và tư vấn về cách bạn nên đối xử và dạy trẻ. Hoặc họ cũng có thể chỉ định trẻ thực hiện một cuộc kiểm tra chuyên môn để xác định vấn đề của trẻ một cách chính xác hơn. Từ đó những phương pháp giáo dục phù hợp sẽ được đưa ra để giúp trẻ phát triển tốt hơn. 

Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc quản lý hoạt động cá nhân bạn có thể trao đổi với chuyên gia hoặc bác sỹ nhi để giúp trẻ. Ảnh Internet 

Cách dạy trẻ 4 tuổi cũng giống như cách dạy trẻ ở bất kì độ tuổi nào khác, đều cần sự đầu tư về thời gian một cách nghiêm túc của bạn. Bạn hãy dựa vào đặc điểm và khả năng của trẻ để xây dựng những hoạt động phù hợp giúp trẻ phát triển. Bạn hãy lưu ý rằng đối với trẻ nhỏ, chúng cần những khoảng thời gian có chất lượng cùng với bạn cũng như những người khác. Đó chính là cơ hội để trẻ học hỏi và phát huy khả năng của bản thân, tạo nền tảng cho quá trình phát triển lâu dài sau này.

Theo Working Mother

Lily Nguyễn lược dịch

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận