Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bằng cách bạn làm chủ các tình huống

0
55

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là chủ đề mà có lẽ các cha mẹ có con nhỏ đều muốn nắm được bí quyết để thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, ở độ tuổi lên 2, trẻ đang trải qua quá trình phát triển phức tạp cả về tâm và sinh lý. Đặc trưng ở đây là những cơn khủng hoảng được xem là nỗi ám ảnh của cha mẹ. Chính vì vậy mà nhiệm vụ dạy trẻ của phụ huynh ở giai đoạn này càng khó khăn hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số cách để đương đầu với thử thách này nhé. 

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh là việc mà mọi bậc cha mẹ đều muốn áp dụng hiệu quả. Nguồn ảnh: Parents 

1. Hiểu được đặc điểm độ tuổi để có cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả

Để có thể áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả, bạn cần nắm được đặc điểm phát triển giai đoạn này của con.

Điểm quan trọng nhất là trẻ ở độ tuổi lên 2 đang trải qua rất nhiều thay đổi về phát triển. Điều này khiến chúng thường hành động hoặc thể hiện thái độ bướng bỉnh, phản kháng. Nhưng nó không có nghĩa là trẻ hay kỹ năng nuôi dạy con cái của bạn có vấn đề.

Lý do khiến trẻ ở độ tuổi này thường rất bướng bỉnh là do trẻ đã bắt đầu nhận ra mình là con người của chính mình. Trẻ sẽ rất hào hứng khi thử nghiệm khả năng độc lập mới của mình.

Những gì bạn cho là trẻ đang bất chấp làm không màng đến lời nói của bạn thực ra là trẻ đang cố tự chủ và cố gắng tìm ra những gì mình có thể và không thể làm. Đây không phải là điều xấu. Trẻ nhỏ học hỏi thông qua nhân quả, thử và sai. Nhưng những cuộc “đấu tranh” giành “quyền lực” sau này có thể khiến bạn nản lòng.

Vấn đề phức tạp ở đây là trẻ ở độ tuổi này tự nhiên tò mò về thế giới và rất thích khám phá. Tuy nhiên, chúng không nhận ra rằng mình thiếu các kỹ năng thể chất và nhận thức để làm mọi thứ chúng muốn.

Chính vì vậy, khi bạn phải nói không với điều gì đó mà trẻ muốn làm, rất có thể trẻ sẽ từ chối. 

Trẻ 2 tuổi rất thích khám phá thế giới xung quanh. Ảnh: Pixabay 

2. Bạn nên áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh như thế nào

Làm thế nào để bạn áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh một cách hiệu quả. Mục tiêu của bạn là vẫn có thể duy trì quyền hạn và sự tỉnh táo của mình mà không kìm hãm sự độc lập của trẻ. Dưới đây là một số mẹo có thể hữu dụng:

2.1. Học cách suy nghĩ giống trẻ là khởi đầu của việc áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh

Để có thể áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả, trước hết, bạn hãy học cách suy nghĩ giống trẻ, từ đó đưa ra giải pháp phù hợp.

Trên thực tế, khi chăm sóc một đứa trẻ đang tuổi tập đi , bạn sẽ rất dễ nổi nóng, bực mình hay căng thẳng. Nguyên nhân là vì trẻ sẽ thường xuyên tạo ra sự lộn xộn quanh bạn. Hôm qua, người trẻ dính đầy bùn đất khi chơi ở sân sau. Hôm nay, trẻ có thể dùng màu sáp vẽ đầy lên tường. Và chỉ có một mình bạn dọn dẹp đống hỗn độn mà trẻ để lại.

Bạn hãy thử suy nghĩ giống trẻ. Một đứa trẻ 2 tuổi sẽ thấy tất cả các hoạt động đó thật thú vị, chơi thật vui. Điều này là hoàn toàn bình thường. Trẻ đang học và khám phá thế giới xung quanh mình mà.

Để giải quyết vấn đề này, bạn đừng vội ngăn cấm trẻ khỏi các hoạt động mà con thích, vì bạn có thể châm ngòi cho một cơn ăn vạ khủng khiếp. Thay vì vậy, bạn hãy đợi một vài phút, trẻ sẽ nhanh chóng chuyển sự chú ý của mình sang một hoạt động khác. Hoặc bạn có thể tham gia cùng trẻ và hướng dẫn con cách làm cho đúng. Ví dụ, bạn hãy vẽ lên giấy và rủ con cùng tham gia. 

Học cách suy nghĩ giống trẻ là khởi đầu của việc áp dụng cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả. Nguồn ảnh: Unicef 

2.2. Bỏ qua là cách hiệu quả để trị cơn bướng bỉnh của trẻ 2 tuổi

Một trong những cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả chính là bỏ qua mỗi lần “lên cơn” của con.

Một khi trẻ 2 tuổi ăn vạ, cảm xúc sẽ kiểm soát trẻ. Lúc này, việc nói chuyện hay cố gắng đưa ra các biện pháp giáo huấn đều sẽ không hiệu quả tại thời điểm đó. Để giải quyết, bạn hãy đảm bảo trẻ được an toàn sau đó để cơn giận dữ của con chấm dứt. Khi trẻ đã bình tĩnh, bạn hãy đến ôm con rồi tiếp tục các sinh hoạt trong ngày.

Trẻ 2 tuổi thường không ăn vạ có mục đích, trừ khi chúng nhận thấy việc này là cách dễ nhất để khiến bạn chú ý. Bạn hãy để trẻ biết, một cách kiên định, rằng hành vi đó không phải là cách để thu hút sự chú ý của bạn. Bạn có thể nhẹ nhàng giải thích cho trẻ hiểu hãy dùng lời nói nếu trẻ muốn cho bạn biết điều gì.

Trẻ ở độ tuổi này thường vẫn chưa đủ vốn từ vựng để diễn tả mọi điều mình muốn nói. Vì vậy, bạn hãy khuyến khích trẻ bằng những cách khác. Ví dụ như bạn dạy trẻ dùng các cách diễn tả khi trẻ muốn thứ gì đó, khi con bị khát, đói, đau hay mệt.

Cách giao tiếp đa dạng sẽ giúp trẻ giảm bớt sự tức giận vì con không thể làm bạn hiểu trẻ. Đồng thời chúng còn giúp bạn củng cố mối liên kết với trẻ theo hướng tích cực. 

Một khi trẻ 2 tuổi ăn vạ, cảm xúc sẽ kiểm soát trẻ. Ảnh Pixabay 

2.3. Bạn hãy cho trẻ điều trẻ muốn trong điều kiện của bạn

Trẻ 2 tuổi đang muốn tự mình thực hiện mọi thứ. Vì vậy, bạn không cần lúc nào cũng nói không hoặc ngăn cản trẻ. Bạn có thể nhẹ nhàng giải thích và giúp đỡ trẻ, hoặc giúp trẻ làm việc mà trẻ đang muốn. Đồng thời bạn cũng hãy hướng dẫn trẻ thực hiện những việc trong khả năng một cách đúng kĩ thuật.

Ví dụ như khi bạn thấy trẻ đang định mở nắp bình nước, thay vì la mắng, bắt trẻ dừng lại, bạn hãy nhẹ nhàng đỡ lấy bình nước. Sau khi giải thích bạn sẽ mở nắp bình và rót nó ra ly cho trẻ, bạn hãy thực hiện như vậy.

Cách làm này sẽ giúp trẻ hiểu được trẻ có thể nhờ bạn giúp khi gặp vấn đề, thay vì tự mình thực hiện và tạo ra một mớ hỗn độn. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn trẻ có một món đồ nào đó, bạn hãy nhẹ nhàng giải thích lý do tại sao bạn lại lấy món đồ đó đi và đề nghị một món khác thay thế. 

Bạn hãy cho trẻ làm điều trẻ muốn trong điều kiện của bạn. Ảnh Pixabay 

2.4. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bao gồm việc làm phân tán sự chú ý của trẻ

Bản năng làm cha mẹ thường khiến chúng ta lập tức đưa trẻ ra khỏi khu vực/ đồ vật mà bạn thấy có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, việc này có thể khơi mào một cơn ăn vạ ở trẻ vì bạn đang ngăn cản trẻ khỏi thứ mà trẻ muốn. Vì vậy, phân tán sự chú ý của trẻ cũng là một cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh hiệu quả.

Thay vì bế trẻ đi khỏi, bạn hãy gọi tên để thu hút sự chú ý của con. Sau đó, bạn cho trẻ xem một món đồ gì đó thú vị.

Tuy nhiên, nếu trẻ đang muốn chạy ra một con đường đông xe cộ, hay một khu vực nấu nướng nguy hiểm, việc ngăn cản trẻ là nên làm. Việc này giúp trẻ nhận biết được việc trẻ không nên làm. Chúng ta không phải lúc nào cũng ngăn chặn được mọi cơn ăn vạ, giận dữ của trẻ. 

Bạn hãy phân tán sự chú ý của trẻ. Ảnh Pixabay 

2.5. Tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới trong giới hạn nhất định

Bạn hãy tạo điều kiện cho trẻ khám phá thế giới xung quanh. Tốt nhất bạn hướng dẫn cho con vật gì là nguy hiểm, nơi nào có thể đụng chạm và cách làm như thế nào là đúng.

Tuy vật đối với những vật dụng nguy hiểm bạn vẫn nên để xa tầm với của trẻ.

2.6. Time out – thời gian suy nghĩ là cách dạy trẻ bướng bỉnh bạn có thể áp dụng

Khi trẻ vẫn tiếp tục các hành vi tiêu cực, bạn có thể muốn áp dụng time out – thời gian suy ngẫm trong cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh.

Bạn hãy đặt trẻ vào một vị trí buồn chán như một chiếc ghế hay hành lang trống khoảng thời gian tính bằng phút, tương ứng với số tuổi của trẻ. Nếu trẻ rời khỏi vị trí, hãy đặt trẻ trở lại. Trong thời gian time out, bạn không phản ứng hay trả lời lại trẻ. Khi đã hết thời gian và con đã bình tĩnh, bạn hãy giải thích tại sao bạn đưa trẻ vào ghế suy ngẫm, và vì sao hành vi của trẻ là sai.

Bạn lưu ý không bao giờ nên đánh hay dùng đòn roi để kỷ luật trẻ. Việc này sẽ làm tổn thương trẻ và củng cố hành vi tiêu cực. 

Bạn có thể áp dụng Time out – thời gian suy ngẫm để rèn trẻ. Nguồn ảnh: Firstcry Parenting 

2.7. Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh bao gồm cả việc bạn “tạm nghỉ”

Trong cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh, không chỉ là việc bạn giáo dục trẻ mà còn là bạn kiểm soát hành động của mình. Vì đôi khi “những đứa trẻ không hiểu chuyện” sẽ khiến bạn không thể chịu đựng trong một khoảng thời gian. Điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ giới hạn của mình.

Khi bạn thấy mình sắp nổi nóng, hãy ra ngoài, hít thở, đi lại một chút và uống một ly nước lạnh để bình tĩnh lại.

Bạn nên nhớ rằng không phải trẻ cố tình cư xử tệ hay làm bạn bực mình. Thực tế thì trẻ đang tức giận chính mình khi con không thể diễn tả cảm xúc như người lớn làm được.

Chỉ khi bình tĩnh, bạn mới có thể đưa trẻ vào khuôn phép, nề nếp theo cách không ảnh hưởng tiêu cực đến cả trẻ và bạn. 

Khi bạn thấy mình sắp nổi giận, hãy cố gắng hít thở và thư giãn. Nguồn ảnh: A Mother Far From Home 

Cách dạy trẻ 2 tuổi bướng bỉnh như đã phân tích ở trên, không phải là việc dễ dàng đối với bất kì bậc cha mẹ nào. Chính vì vậy chúng ta cần phải học hỏi để thực hiện việc dạy con một cách đúng đắn. Chắc chắn chúng ta sẽ không tránh khỏi những khoảnh khắc tức giận, muốn la mắng hay đánh đòn trẻ. Nhưng là người trưởng thành và là những người cha, người mẹ có trách nhiệm, chúng ta cần kiểm soát bản thân để áp dụng cách dạy con hiệu quả theo hướng tích cực nhất.

Theo Riley Children & Healhline

Lily Nguyễn lược dịch

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận