Các chỉ số siêu âm thai – mẹ cần nắm rõ để hiểu hơn về tình trạng của bé

0
16

Các chỉ số siêu âm thai hiển thị trên kết quả siêu âm ghi nhận tình trạng của thai nhi. Tuy nhiên, khi cầm trên tay kết quả siêu âm hoặc phim siêu âm mà bác sĩ đưa, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đều rất thắc mắc, về các chỉ số biểu thị cụ thể cho những điều gì của bé yêu phải không nào. Bài viết này sẽ chia sẻ cùng mẹ cách đọc các chỉ số này,  cùng một vài yếu tố hữu ích khác liên quan, mẹ hãy cùng theo dõi nhé.

Chắc hẳn nhiều mẹ rất thắc mắc về các chỉ số siêu âm thai, nó biểu thị cho những điều gì của bé yêu. Ảnh Internet

1. Siêu âm thai là gì, vì sao mẹ phải siêu âm thai định kỳ?

Được đưa vào sử dụng rộng rãi trong ngành y từ năm 1950, siêu âm thai được coi là phương pháp an toàn, không tác động đến thai nhi và mang lại hiệu quả cao, chính xác về sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Bác sĩ sẽ sử dụng máy quét để đọc những thông tin quan trọng và cung cấp hình ảnh trên màn hình giúp cho bố mẹ cũng có thể dễ dàng nhìn thấy. Bên cạnh việc nhìn thấy được những hình ảnh bé xinh của con thì bác sĩ lại cung cấp cho mẹ hầu hết là những kí hiệu thông tin về bé. Vậy những kí hiệu đó chỉ những thông số quan trong gì?

Siêu âm thai được coi là phương pháp an toàn, không tác động đến thai nhi và mang lại hiệu quả cao, chính xác về sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Ảnh Internet

2. Các chỉ số siêu âm thai biểu hiện những gì?

Các thông số trong kết quả siêu âm hầu như là những chữ viết tắt của tiếng Anh.

Dưới đây là một số kí hiệu phổ biến mẹ thường hay thấy ở kết quả siêu âm của mình:

  • GA (Gestational age): Tuổi thai tính từ những ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối.
  • GSD (Gestational Sac Diameter): Đường kính túi thai, được đo vào những ngày đầu tiên khi bé chưa hoàn thiện hết những cơ quan trên cơ thể.
  • BPD (Biparietal diameter): Đường kính lưỡng đỉnh, là đường kính lớn nhất ở vòng đầu của bé.
  • FL (Femur length): Chiều dài của xương đùi
  • EFW (estimated fetal weight): Khối lượng ước đoán của thai nhi.
Các thông số trong kết quả siêu âm hầu như là những chữ viết tắt của tiếng Anh. Ảnh Internet
  • CRL (Crown rump length): Chiều dài đầu – mông. Do bé thường xuyên cuộn người lại khi nằm trong bụng mẹ nên rất khó để bác sĩ đo được chiều dài từ đầu đến chân. Chỉ có những tuần cuối của thai kỳ mẹ mới có thể biết được chiều dài đầu – chân của bé.
  • HC (Head circumference): Chu vi vòng đầu.
  • AC (Abdominal circumference): Chu vi vòng bụng của bé.
  • EFW (Estimated fetal Weight): Cân nặng của thai nhi.
  • AFI(Amniotic fluid index): Chỉ số nước ối của mẹ.
  • OFD (Occipital frontal diameter): Đường kính xương chẩm
  • BD: Khoảng cách giữa hai mắt của bé.
  • CER: Đường kính tiểu não.
  • THD: Đường kính ngực.
Các chỉ số siêu âm thai nhi. Ảnh Internet
  • HUM: Chiều dài xương cánh tay
  • ULNA: Chiều dài xương khuỷu tay
  • Tibia: Chiều dài xương ống chân
  • Radius: Chiều dài xương quay
  • EDD (Estimated date of delivery): Ngày dự kiến sinh

3. Bảng chỉ số phát triển của thai nhi theo tuần

Để thuận tiện cho việc theo dõi sự phát triển của bé yêu, tổng hợp thêm cho mẹ các chỉ số chuẩn của thai nhi theo tuần, nhờ đó, mẹ dễ dàng so sánh với các chỉ số siêu âm của con mình, nắm rõ hơn sự phát triển của bé nhé.

3.1 Các chỉ số thai nhi từ tuần 1-20

Trong những tuần đầu tiên, mẹ thường sẽ không cảm nhận được bé con của mình và mẹ cần đến những kĩ thuật cũng như các chỉ số siêu âm thai để cảm nhận rõ hơn sự hiện diện của con yêu. Mẹ hãy dựa theo bảng chỉ số thai nhi chuẩn dưới đây để biết bé có đang phát triển khỏe mạnh không nhé.

Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 1 đến 20. Ảnh Internet

3.2 Các chỉ số thai nhi theo tuần từ tuần 21-40

Trong những tuần giữa và những tuần cuối của thai kỳ, mẹ sẽ có thể hình dung được hình dáng của bé yêu thông qua các bộ phận đang dần hoàn thiện ở cơ thể con. Các chỉ số siêu âm thai của giai đoạn cũng thay đổi rất nhanh. Mẹ hãy thường xuyên theo dõi nhé.

Bảng chỉ số thai nhi từ tuần 21 đến 40. Ảnh Internet

4. Các giai đoạn siêu âm quan trọng mà mẹ cần nhớ

Việc siêu âm không chỉ giúp mẹ biết rõ được các chỉ số siêu âm thai của bé yêu mà còn để mẹ biết được tình hình sức khỏe, cũng như những bệnh lý của thai nhi nếu có. Điều này giúp mẹ dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp, để đảm bảo sức khỏe thai kỳ, lẫn sự phát triển tốt nhất của thai nhi.

Có 4 giai đoạn siêu âm thai quan trọng đó là:

  • Tuần 4-8 của thai kỳ: Siêu âm ở giai đoạn này để giúp mẹ kiểm tra được chắc chắn việc thai nhi đã làm tổ ở tử cung an toàn và đã có tim thai hay chưa. Đây là một trong các mốc siêu âm quan trọng mẹ nhất định phải thực hiện.
Siêu âm ở giai đoạn này để giúp mẹ chắc chắn hơn về việc thai nhi đã làm tổ an toàn trong tử cung. Ảnh Internet
  • Từ tuần 12 -14 của thai kỳ: Nhằm xác định chính xác hơn tuần tuổi của thai nhi và độ mờ da gáy để dự đoán một số bệnh như Down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…
  • Từ tuần 21 – 24 của thai kỳ: Giai đoạn siêu âm này để đảm bảo các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé yêu phát triển bình thường. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể phát hiện những bất thường về hình thái của con.
  • Từ tuần 30 – cho đến khi sinh: Những điều bất thường ở động mạch, tim và một vùng cấu trúc não thường sẽ xuất hiện muộn do đó việc siêu âm định kỳ là rất quan trọng. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra dây rốn, vị trí nhau thai và tình trạng nước ối trong lần siêu âm này.
Việc siêu âm định kỳ là rất quan trọng đấy mẹ. Ảnh Internet

Việc nắm rõ các chỉ số siêu âm thai giúp mẹ có thể dễ dàng nắm bắt được tình hình sức khỏe cũng như sự phát triển của bé con. hy vọng bài viết này sẽ giúp ích thật nhiều cho mẹ, chúc mẹ và bé yêu có một hành trinh thai kỳ thật khỏe mạnh, thật hạnh phúc nha.

Hiền Anh tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận