Bí quyết giúp mẹ dễ chịu và chuyển dạ nhanh hơn khi sinh thường

0
8

Thực ra, nếu muốn cơn chuyển dạ nhanh hơn, bạn vẫn có thể dùng các biện pháp kỹ thuật theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.

Cơn chuyển dạ thực sự bắt đầu khi:

– Cơn co thắt gây đau đớn và xuất hiện thường xuyên

– Cổ tử cung giãn nở dần từ 4cm trở đi.

Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang bắt đầu giai đoạn đầu của chuyển dạ tích cực

Tuy nhiên, không ít người khá đau đớn trước khi đạt tới điểm đau chuyển dạ thực này. Có thể bạ đã thức cả đêm và cảm giác như cơn chuyển dạ đã bắt đầu trong một quãng thời gian nhất định. Điều này rất phổ biến nhất là khi mẹ sinh nở lần đầu.

Cơn chuyển dạ kéo dài bao lâu là bình thường?

 

Trung bình đối với người sinh con lần đầu, giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ mất khoảng tám giờ, nhưng nó có thể ngắn hơn hoặc dài hơn. Tuy nhiên dù kéo dài hơn nhưng không bao giờ quá 18 giờ.

Nếu đây không phải là con so, bạn có thể chuyển dạ nhanh hơn, trung bình mất khoảng 5 giờ và không kéo dài hơn 12 giờ mặc dù điều này không có gì bảo đảm 100%.

Giai đoạn hai của cơn chuyển dạ thường mất hơn 3 giờ nếu sinh con so, hoặc 2 giờ nếu sinh con rạ.

Quan trọng nhất là cơn chuyển dạ nhanh không nhất thiết sẽ tốt hơn cho em bé hoặc cho mẹ. Chuyển dạ nhanh giúp mẹ đỡ mệt nhưng lại làm giảm cảm xúc của mẹ. Trong khi đó chuyển dạ chậm giúp mẹ cảm nhận tình mẫu tử sâu sắc hơn thì lại khiến mẹ chóng kiệt sức.

Tại sao cơn chuyển dạ của bạn lại chậm hơn?

Một số bà mẹ chuyển dạ chậm không có lý do cụ thể. Tuy nhiên, bạn co thể chuyển dạ chậm nếu:

– Đang mất nước hoặc mệt mỏi

– Vị trí ngôi thai không lý tưởng

– Vô cùng sợ hãi hay lo lắng làm rối loạn quá trình sản xuất các hormone hỗ trợ cơn chuyển dạ

– Cơn co thắt tử cung không thường xuyên, không mạnh mẽ hoặc dậm chân tại chỗ

– Khung xương chậu cao và hẹp. Điều này có thể do vị trí nằm của bé gây ra

– Đã dùng biện pháp can thiệp y tế để làm chậm các cơn co thắt, chẳng hạn gây tê ngoài màng cứng.

Nên nhớ, mức giãn nở 5cm đầu tiên của cổ tử cung luôn luôn mất nhiều thời gian hơn so với 5cm còn lại và cổ tử cung mở nhanh hơn khi các cơn co thắt mạnh hơn.

Làm thế nào để đẩy cơn chuyển dạ nhanh hơn?

Chọc vỡ ối

Các bác sĩ có thể đề nghị chọc vỡ ối để tăng tốc độ chuyển dạ. Giải pháp này thường không được sử dụng ở giai đoạn đầu của cơn chuyển dạ vì nó có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nếu cơn co thắt chuyển dạ không bắt đầu ngay lập tức.

Tuy nhiên, nếu qua giai đoạn chuyển dạ tiếp theo, việc chọc vỡ ối có thể giúp rút ngắn cơn chuyển dạ xuống khoảng một giờ. Thủ thuật này không đau đớn nhưng nó có thể rất khó chịu và bạn sẽ nhẹ nhõm khi tất cả đã qua. Sau khi hoàn tất thủ thuật, các bác sĩ sẽ kiểm tra nhịp tim của em bé để đảm bảo bé không ngạt thở hoặc khó chịu.

Sau khi được chọc vỡ ối, cơn co thắt có thể trở nên mạnh mẽ hơn. Hãy chuẩn bị hít thở sâu và thư giãn để rặn đẻ.

Tiêm hormone

Nếu cơn chuyển dạ không tăng tốc, bác sĩ có thể đề nghị tiêm hormone nhằm giúp cơn co thắt hiệu quả hơn. Loại được tiêm có thể là Syntocinon, một dạng nhân tạo của hormone oxytocin.

Sau khi được tiêm Syntocinon, bác sĩ sẽ liên tục theo dõi nhịp tim của bé bằng cách đóng đai cảm biến điện tử trên bụng của bạn. Việc giám sát này phải được thực hiện liên tục vì Syntocinon có thể kích thích tử cung rất mạnh mẽ. Bạn có thể cảm nhận được cơn con thắt diễn ra rất mạnh mẽ, liên tục và nó sẽ làm em bé mệt. Có nhiều khả năng bạn sẽ cần sự giúp đỡ từ các loại thuốc giảm đau để đối phó với những cơn co giả. Chính vì lý do này, bác sĩ nên tiêm gây tê màng cứng trước khi bơm Syntocinon cho bạn.

Các kỹ thuật tăng tốc chuyển dạ tự nhiên?

Nếu em bé trong bụng mẹ đang khỏe và cổ tử cung của bạn đang dần mở ra, ngay cả khi nó đang diễn ra từ từ, tốt nhất nên để cơn chuyển dạ tự nhiên.

Nếu quá mệt mỏi và dần kiệt sức, bạn có thể áp dụng một số kỹ thuật tự nhiên để tăng tốc độ chuyển dạ:

– Nếu đang nằm trên giường, hãy đứng dậy với tư thể thẳng lưng và đi lại để tăng tốc độ co thắt và cũng là cách để đối phó với cơn đau.

– Hãy đi bộ vào nhà vệ sinh và đi tiểu khi muốn tiểu vì bàng quang đầy có thể làm chậm cơn chuyển dạ.

– Ngâm mình vào bồn tắm hoặc bể sinh ấm áp. Điều này giúp tránh được việc tiêm gây tê màng cứng.

– Nếu em bé nằm ngôi không thuận, thử quỳ hoặc đứng vị trí cúi người

– Dành thời gian riêng tư với chồng, giảm mức sáng của đèn và dành thời gian âu yếm, vuốt ve đầu vú hoặc massage vú. Điều này có thể giúp cơ thể giải phóng oxytocin, hormone hỗ trợ cơn co thắt.

– Bạn cũng có thể thử châm cứu hoặc dùng phương pháp thôi miên

Điều gì có thể giúp bạn chịu đựng được cơn chuyển dạ nếu nó kéo dài?

Những phương pháp này có thể giúp bạn thư giãn và chịu đựng cơn chuyển dạ kéo dài:

– Sử dụng kỹ thuật kiểm soát hơi thở và thư giãn để giúp bạn bình tĩnh, tập trung hơn. Nếu bạn đã được tham gia các lớp tiền sản, đây là lúc để thực hành!

– Nhờ chồng massage lưng hoặc bàn chân nếu bạn đang ngồi trên một chiếc ghế

– Nghe những bản nhạc yêu thích

– Ăn và uống khi cần. Chẳng hạn, một chút bánh mì nướng, uống một ít nước cam

– Thay đổi tư thế

– Cúi mình và nghiêng về phía trước trong cơn co thắt tử cung để em bé tìm được vị trí lọt lòng tốt nhất

– Hỏi người có chuyên môn để bớt lo lắng và thoải mái hơn.

– Tìm hiểu một số loại thức uống có tác dụng làm tử cung giãn nở nhanh hơn. Ít nhất cách này giúp bạn tự tin hơn khi bước lên bàn sinh.

Nguồn: BC

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận