Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi và khi bị ho bầu nên lưu ý gì

0
7

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không là câu hỏi đầy băn khoăn của mọi mẹ bầu. Lo lắng trước tiên ở các bầu không phải là cho bản thân, mà là cho chính con yêu bé bỏng. Vậy bầu bị ho có ảnh hưởng đến em bé hay không, nếu có thì ảnh hưởng như thế nào và các bầu cần làm gì để đối phó với những cơn ho này?

Bà bầu bị ho là tình trạng thường gặp. Ảnh Internet

1. Tình trạng bà bầu bị ho

1.1 Tại sao các bà bầu hay bị ho

  • Khi mang thai, sức đề kháng của các bà bầu đều giảm, nội tiết tố thay đổi rất dễ bị các bệnh liên quan đường hô hấp, viêm mũi, cảm cúm, viêm họng…dẫn đến bị ho.
  • Đôi khi tình trạng ho ở các bầu là do bị kích thích ở vùng hầu họng, bị dị ứng. Hầu như bầu nào cũng rất nhạy cảm với tình trạng môi trường sống xung quanh, mùi vị hay thời tiết. Nên, mỗi khi có sự thay đổi nhiệt độ bất chợt hay môi trường sinh hoạt xung quanh mất cân bằng, không trong lành hoặc bị ảnh hưởng bởi khói bụi, mùi vị,…đều có thể khiến cho các bầu dễ bị ho hơn bình thường.
  • Trào ngược dạ dày do tử cung lớn dần tạo áp lực lên ổ bụng cũng được xem là một trong những nguyên nhân khiến các bầu bị ho.
Bà bầu bị ho có thể do viêm mũi hoặc cảm cúm. Ảnh Internet

1.2 Các tình trạng ho bà bầu có thể gặp phải

  • Ho từng cơn và không thường xuyên : Tình trạng này xảy ra phần lớn do mẹ nhạy cảm và dễ bị dị ứng với môi trường xung quanh thay đổi, nhiệt độ thay đổi độ ngột hoặc bụi khói, mùi vị gặp phải. Khi chuyển qua môi trường sạch trong lành, nhiệt độ ổn định, không bị mùi vị lạ,…thì mẹ bầu không còn bị ho.
  • Ho kéo dài không kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng : Ho kéo dài nhưng không mạnh, không liên tục. Kèm theo tình trạng ho này có thể sốt nhẹ, nhức đầu nhẹ hoặc không. Nếu tình trạng này diễn ra, có thể mẹ bầu đang gặp phải bệnh về hô hấp nhẹ, viêm mũi hoặc dị ứng nhẹ.
  • Ho kéo dài kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng : Mẹ bầu ho kéo dài thường xuyên, mạnh và liên tục, kèm theo ho là tình trạng mệt mỏi, sốt, tức ngực, có đờm, khó thở ,…Trường hợp này, có thể mẹ bầu đã bị các bệnh rõ ràng hơn như viêm phổi, viêm phế quản, thậm chí là lao hoặc hen suyễn,…
Tình trạng ho ở các bầu có thể là nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nguyên nhân. Ảnh Internet

2. Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không – câu trả lời cho các bầu chắc chắn là có. Tùy theo mức độ ho và tình trạng bệnh liên quan nếu có, sẽ có những ảnh hưởng rất cụ thể đến thai nhi.

  • Ho nhẹ : Nếu diễn ra thường xuyên và không tìm ra cách cải thiện, dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, mất ngủ làm cơ thể mẹ suy nhược. Tình trạng này có thể khiến cho tình trạng phát triển của thai nhi bị chậm lại.
  • Ho mạnh hay kéo dài hoặc liên tục : Những cơn ho mạnh có thể khiến mẹ bầu bị tức ngực, làm cho tình trạng mệt mỏi trở nên nghiêm trọng hơn. Các cơn ho mạnh cũng có thể kích thích làm xuất hiện các cơn gò tử cung dẫn đến động thai hoặc dọa sinh non, nhất là ở trường hợp thai đã gần đủ tháng.
Bà bầu bị ho tùy theo mức độ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ảnh Internet

3. Bà bầu bị ho có được uống thuốc giảm ho không?

Đa phần chị em khi bị ho vì rất sợ ảnh hưởng đến em bé nên đều nóng lòng muốn dùng thuốc trị ho cho nhanh dứt. Và đương nhiên, khi nói đến việc dùng thuốc trị ho thì tất cả chúng ta đều cộng thêm phần lo lắng là uống thuốc trị ho liệu có được hay không. Câu trả lời là các bầu không nên uống thuốc giảm ho một cách tự ý, mà cần theo chỉ định của bác sỹ, dù là loại thuốc được cho là an toàn với các bầu nhé.

Bà bầu bị ho không được tự ý uống thuốc mà phải theo chỉ định của bác sỹ. Ảnh Internet

4. Bà bầu bị ho nên dùng các loại thuốc nào để không ảnh hưởng đến thai nhi?

4.1 Các bài thuốc dân gian phổ biến, an toàn và hiệu quả

Hầu hết các trường hợp ho ở mức độ nhẹ và vừa, các bầu đều được khuyên dùng đến các mẹo trị ho hay các bài thuốc dân gian hiệu quả như dưới đây:

  • Tắc (quất) hấp đường phèn : Nói đến trị ho không thể không nói đến bài thuốc dân gian khá hay này. Được áp dụng an toàn trị ho cho trẻ và những ai không dùng thuốc, tắc hấp đường phèn cũng có tác dụng rõ rệt khi trị ho cho bà bầu . Cách làm bài thuốc này cũng khá đơn giản, các bầu chỉ cần cắt lát tắc ra, thêm đường phèn và chút xíu muối, hấp nồi cơm hoặc hấp cách thủy cho đến khi đường tan hết là có thể lấy ra dùng. Dùng kiên nhẫn trong một khoảng thời gian sẽ thấy thuyên giảm.
Tắc hấp đường phèn – bài thuốc dân gian trị ho hiệu quả. Ảnh Internet
  • Nước chanh mật ong pha ấm : Sau tắc hấp đường phèn, nước chanh mật ong là bài thuốc dân gian thứ 2 mà bầu nên thử áp dụng để trị ho. Tác dụng cũng tương đương nhưng với một số người bài thuốc này còn hiệu quả hơn. Bầu chỉ cần pha mật ong và nước cốt chanh với nước ấm, uống vào mỗi buổi sáng đều đặn sẽ có tác dụng trông thấy.
  • Mật ong pha nước ấm : Nếu nước chanh mật ong pha ấm dùng tốt vào buổi sáng, thì mật ong pha nước ấm bầu có thể dùng cho cả buổi sáng và buổi tối đều tốt. Mật ong có tác dụng chống viêm hiệu quả, giảm ho và làm cho cổ họng được dễ chịu hơn.
  • Trà gừng mật ong : Trà gừng mật ong hay trà chanh gừng mật ong cũng là một trong các bài thuốc có tác dụng chữa ho cho bà bầu rất hiệu nghiệm. Cách làm cũng rất đơn giản, bầu có thể dùng loại trà gừng pha loãng, mỗi ly trà gừng ấm cho thêm khoảng 2 thìa cà phê mật ong, uống vào buổi sáng hoặc trưa, kiên nhẫn dùng 1-2 tuần, sẽ giảm ho đáng kể.
Trà gừng mật ong cũng được xem là bài thuốc trị ho tốt cho bà bầu. Ảnh Internet

4.2 Thuốc theo toa chỉ định của bác sỹ

Với các trường hợp ho nghiêm trọng và kéo dài không giảm hoặc không đỡ, hay kèm theo các triệu chứng khác mang dấu hiệu của bệnh nặng, các bầu có thể sẽ phải dùng thuốc theo toa, tuân thủ quá trình điều trị của bác sỹ. Các toa thuốc trị ho cho các trường hợp này có thể sẽ có kháng sinh và các loại thuốc dùng cho bầu để điều trị bệnh đều được cân nhắc kỹ lưỡng, phù hợp, an toàn cho thai kỳ. Để đảm bảo hiệu quả điều trị cũng như an toàn cho cả 2 mẹ con, các bầu nên tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ định và quá trình điều trị bệnh nhé.

Bà bầu bị ho nặng có thể phải điều trị và uống thuốc theo toa chỉ định của bác sỹ. Ảnh Internet

4. Khi bị ho bầu nên lưu ý những gì

Tình trạng bị ho khi mang thai đều có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi, do vậy, các bầu cần lưu ý những điều sau đây:

  • Chú trọng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, giàu vitamin C để tăng cường đề kháng.
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, hay các thực phẩm để lạnh, hoặc uống nước lạnh.
  • Ngủ đủ giấc, chăm sóc chất lượng giấc ngủ thật tốt.
  • Hạn chế tiếp xúc các môi trường không sạch, có nhiều khói, bụi, lông vật nuôi, cũng như, tránh thay đổi môi trường có nhiệt độ chênh lệch cao một cách đột ngột. Giữ ấm cho cơ thể nói chung, cổ nói riêng nếu ở trong các môi trường lạnh.
Các bầu tránh tiếp xúc vật nuôi để không bị ho. Ảnh Internet
  • Chú ý khi tắm, không nên tắm nước lạnh hoặc tắm quá lâu để cơ thể nhiễm lạnh.
  • Thường xuyên súc miệng bằng nước muối pha loãng.
  • Hạn chế lui tới những chỗ đông người, khả năng lây nhiễm bệnh cao.
  • Không tự ý dùng bất cứ loại thuốc nào nếu không theo toa của bác sỹ, không tự ý tăng liều thuốc theo toa nếu không có chỉ định của bác sỹ.
  • Khi mỗi cơn ho đến, bầu nên đỡ bụng để giảm bớt cảm giác khó chịu.
Khi bầu bị ho nên nâng đỡ bụng. Ảnh Internet

Đến đây, hẳn các bầu đã có câu trả lời khá cụ thể và chi tiết cho nỗi băn khoăn bà bầu bị ho có ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Vì bị ho khi mang thai là tình trạng thường xảy ra và có thể xảy ra với mọi mẹ bầu, nên bầu nào cũng cần cẩn thận, ghi nhớ những lưu ý cần thiết để phòng tránh, hoặc cách trị ho sao cho hiệu quả an toàn . Điều này không chỉ nhanh giảm bớt những khó chịu cho mẹ, mà còn hạn chế tối đa sự ảnh hưởng đến thai nhi do tình trạng ho có thể gây ra nhé.

Cát Lâm tổng hợp

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận