Dấu hiệu chuyển dạ đối với những bà mẹ mang thai lần 2, lần 3 có vẻ đơn giản và dễ nhận biết hơn. Tuy nhiên, đối với những chị em lần đầu mang thai thì khó khăn hơn và rất dễ gây nhầm lẫn với các cơn đau thường gặp. Dấu hiệu chuyển dạ là tín hiệu giúp các mẹ biết được thời điểm mình sắp “lâm bồn” trước hay sau ngày sinh dự kiến để mẹ có những chuẩn bị tốt nhất. Vậy, đâu là dấu hiệu dễ nhận biết và khi có những biểu hiện ấy, mẹ phải làm gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé!
1. Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ?
Dấu hiệu chuyển dạ là một hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ, báo hiệu mẹ chuẩn sắp đến lúc sinh. Bước vào giai sắp sinh này, cơ thể mẹ cũng có những biến đổi khác thường. Tuy nhiên, những biểu hiện đó được cho không quá nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của hai mẹ con mà chỉ là cách thông báo cho bạn biết ngày sinh em bé đang đến gần lắm rồi.
Thông thường khi mang thai đến tuần thứ 38, mẹ bầu sẽ bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ. Một số trường hợp mang thai lần đầu có thể chuyển dạ sớm hơn so với chu kỳ này. Vì thế, các mẹ phải thật chú ý, cẩn trọng với những triệu chứng ấy. Tuyệt đối không được sử dụng thuốc hay bất cứ vật dụng gì để xoa nhẹ cảm giác đau, mệt mỏi mà mình đang gặp phải.
2. 8 dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết nhất
Khi nhận thấy những biểu hiện sắp sinh con sau đây, bạn hãy chuẩn bị tinh thần để “vượt cạn” chào đón con yêu, bởi khoảnh khắc thiêng liêng này sắp diễn ra chẳng còn xa nữa.
2.1. Dấu hiệu chuyển dạ đầu tiên – bụng bầu tụt xuống
Dấu hiệu này biểu hiện rất rõ ở những chị em lần đầu làm mẹ, trước khoảng 1 – 2 tuần bé chào đời thì thai sẽ dần dịch chuyển xuống dưới phần xương chậu của mẹ để thuận tiện cho việc sinh đẻ. Lúc này, mẹ sẽ cảm giác nặng nền hơn, đi lại cũng khó khăn hơn, thậm chí còn luôn trong trạng thái lo lắng vì sợ bé có thể tự rớt ra ngoài. Đổi lại bé không còn chiếm không gian phổi nên mẹ sẽ thấy khá dễ thở.
2.2. Có cảm giác mệt mỏi, uể oải, án ăn
Nếu trong tam cá nguyệt đầu tiên bạn đã trải qua các triệu chứng mệt mỏi, uể oải, chán ăn thì ở giai đoạn này cũng vậy. Bụng càng ngày càng to gây áp lực lên thận khiến bạn không thể ngủ ngon giấc, người lúc nào cũng lâng lâng, chỉ muốn nằm một chỗ không muốn vận động. Song, cũng có một số trường hợp mẹ bỗng trở nên hoạt bát, nhanh nhẹ một cách lạ thường. Đây được xem là dấu hiệu chuyển dạ khi bản năng của người mẹ, chỉ muốn những điều tốt đẹp để chờ đón con.
2.3. Thường xuyên bị chuột rút và đau lưng
Bước vào tuần 37 hoặc 38, những hiện tượng như: chuột rút, di chuyển khó khăn, đau lưng liên tục, lưng lúc nào cũng có cảm giác như gãy làm đôi… là điều mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Bởi cuối giai đoạn của thai kỳ, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung giãn ra “tạo chỗ trống” cho bé chào đời. Trong trường hợp đau nhiều, mẹ không thể chịu được hãy nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ để đảm bảo an toàn, sức khỏe cho mẹ.
2.4. Các cơn co thắt diễn ra liên tục, mạnh mẽ
Dấu hiệu chuyển dạ tiếp theo và dễ cảm nhận được nhất đó chính là các cơn co thắt. Mẹ sẽ cảm thấy đau quặn như thể các cơ trong tử cung đang bị siết lại rất chặt. Nếu cơn gò thường diễn ra trong khoảng 30 giây, diễn ra ngẫu nhiên thì mẹ và không tăng độ đau thì đây chưa phải dấu hiệu sắp sinh, mẹ có thể thay đổi tư thế nằm hoặc ngồi sẽ đỡ hơn. Cơn co thắt đúng nghĩa diễn ra theo một chu kỳ đều đặn, mạnh lên dần kể cả khi mẹ có đổi dáng như thế nào đi chăng nữa nó vẫn không biến mất cho đến khi sinh.
2.5. Dịch nhầy âm đạo thay đổi khi có dấu hiệu chuyển dạ
Vài ngày trước khi sinh, mẹ sẽ thấy âm đạo tiết nhiều dịch và dính hơn so với bình thường. Sở dĩ có hiện tượng này là do nút nhầy bịt kín cổ tử cung có tác dụng chống viêm nhiễm bong ra bên trong tử cung. Nút nhầy có màu vàng nhạt gần giống lòng trắng trứng và khá sệt. Khi bong ra sẽ lẫn một chút máu hay còn gọi là máu hồng, máu báo sắp sinh và đây là một tín hiệu tốt đấy các mẹ nhé.
2.6. Cổ tử cung sẽ bắt đầu mở
Đi kèm với cơn co thắt cũng là lúc tử cung mẹ bầu rộn ràng “mở cửa” để chuẩn bị cho quá trình “vượt cạn” sắp đến. Mẹ sẽ cảm nhận rõ cổ tử cung rộng hơn trong vài ngày hoặc vài tuần trước đó. Mặc dù tốc độ mở ở mỗi người khác nhau, có người nhanh người chậm. Nếu muốn biết chính xác mẹ nên gặp bác sĩ để kiểm tra và chuẩn bị trước tâm lý.
2.7. Ngưng tăng cân hoặc sút cân
Kể từ khi có bầu mẹ sẽ tăng cân đều theo từng tháng. Nhưng ở cuối tuần thai thứ 38 và thai 39 tuần , cân nặng có xu hướng chậm lại, thậm chí có thể tụt vài cân. Về hiện tượng này mẹ không phải lo lắng, nó hoàn toàn bình thường và không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Sụt cân đơn giản chỉ là do lượng nước ối trong bụng mẹ đang “vơi” đi để chuẩn bị cho ngày bé ra đời.
2.8. Vỡ ối – dấu hiệu chuyển dạ dễ nhận biết nhất
Biểu hiện này thì đã quá rõ ràng phải không nào? Màng ối có tác dụng bao bọc, bảo vệ thai nhi, giúp bé đi qua âm đạo được trơn tru. Hầu như tất cả mẹ bầu đều băn khoăn về chuyện vỡ ối bao lâu thì sinh và đều muốn biết cụ thể. Tuy nhiên, thời gian vỡ ối rất khác nhau, có nhiều mẹ lầm tưởng một khi vỡ nước ối là phải sinh ngay. Nhưng thực tế chỉ có rất ít bà bầu gặp phải, phần đông còn lại phải chờ đến vài giờ sau đó mới sinh.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu chuyển dạ còn gặp phải các triệu chứng như: mẹ bầu bị đi ngoài , tiêu chảy, có cảm giác các khớp xương như dãn ra, đi tiểu tiện nhiều hơn, vùng kín sưng nề, ăn uống không ngon miệng, thậm chí không muốn ăn,… Tất cả các dấu hiệu này thuận theo quy luật, không có hại gì nên mẹ đừng sốt ruột, việc của bạn là chuẩn bị tâm lý thật tốt để bắt đầu cho hành trình “mẹ tròn con vuông”.
3. Dấu hiệu chuyển dạ kéo dài bao lâu thì sinh?
Hầu như tất cả chúng ta đều quan tâm đến việc đau đẻ bao lâu thì sinh . Thời gian chuyển dạ ở mỗi người không giống nhau, nó còn phụ thuộc vào cơ địa, số lần mang thai, độ bình tĩnh của mẹ, hoạt động của mẹ lúc chuyển dạ và cả tư thế của thai nhi. Có người chuyển dạ sinh ngay nhưng cũng có người kéo dài đến từ 12 – 24 tiếng mới sinh. Điều này khiến các mẹ hoang mang không biết lúc nào là chuyển dạ thật. Thường quá trình này sẽ được chia làm 3 giai đoạn như dưới đây.
3.1. Giai đoạn xóa, mở cổ tử cung
Giai đoạn đầu tiên, các cơn co thắt tử cung tăng mạnh về cường độ và dần giãn rộng. Mỗi cơn co thắt mất khoảng 45 giây, mật độ cách nhau từ 1 – 2 phút. Dấu hiệu này kéo dài có nghĩa mẹ phải chống chọi với các cơn đau lưng dưới, đau bụng, tức ở tầng sinh môn, kèm theo đó là chân tay đau, run rẩy, buồn nôn và có cảm giác lạnh.
3.2. Giai đoạn sổ thai nhi
Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi cổ tử cung mở hết, đây là lúc đẩy em bé ra ngoài âm đạo. Thời gian rặn đẻ thường mất 1 tiếng nếu là con so và nhanh hơn nếu là con rạ. Lúc này các cơn co thắt diễn ra liên tục nhưng không đau như giai đoạn đầu tiên. Khi rặn đẻ, một số mẹ có thể đi tiểu tiện hoặc khi ruột và bàng quang căng có thể đại tiện một chút.
3.3. Giai đoạn sổ nhau thai
Nhổ nhau thai diễn ra khi em bé chào đời. Tuy nhiên, tử cung vẫn co bóp để nhau thai bong ra thành tử cung và đẩy ra ngoài. Bây giờ thì mẹ không còn cảm thấy đau như trước nữa, có có thì cũng nhẹ nhàng như những ngày hành kinh thôi. Song các mẹ chú ý cố rặn rặn thật mạnh để đẩy hết sạch nhau thai ra, kết thúc quá trình “vượt cạn”.
4. Nên làm gì trước khi có dấu hiệu chuyển dạ?
Như đã nói, bước vào những tuần cuối của thai kỳ mẹ sẽ bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ, và chúng sẽ khiến mẹ không cảm thấy thoải mái. Để chuẩn bị “đối phó” tốt với những thay đổi sắp diễn ra đó, mẹ hãy:
4.1. Học về các dấu hiệu chuyển dạ và cách rặn sinh
Nếu lần đầu được làm mẹ và chưa có nhiều kiến thức thì tốt hơn hết bạn nên tham gia lớp học tiền sản. Nơi sẽ dạy cho bạn biết về các dấu hiệu chuyển dạ, cách hạn chế các cơn đau, phương pháp hít thở khi sắp sinh,… Ngoài ra, bạn còn được tìm hiểu thêm về các phương pháp sinh con để lựa chọn như sinh thường, sinh mổ, sinh dưới nước. Hoặc không có thời gian sắp xếp để đến lớp học, bạn có thể chọn cách học trên mạng, qua sách với những nguồn thông tin đáng tin cậy. Khi có sự trang bị kỹ lưỡng thường bước vào quá trình chuyển dạ dễ dàng và chủ động hơn.
4.2. Tích cực trò chuyện với ông xã
Có thể bạn không biết nhưng người đàn ông bên cạnh bạn cũng có vai trò không nhỏ trong quá trình chuyển dạ của bạn. Trong giai đoạn đầu, bạn không sinh luôn mà phải chịu những cơn đau và khi bạn áp dụng các cách giảm đau, không ai khác mà chính ông xã sẽ là người hỗ trợ bạn. Vậy nên, bạn cần thảo luận và nói cho họ biết bạn cần họ làm gì. Bởi những điểm bất đồng dễ dẫn đến mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quá trình sinh con của bạn.
4.3. Lên kế hoạch khi ngày chuyển dạ đang đến gần
Dù không biết được chính xác nhưng căn cứ vào số tuần mang thai, mẹ cũng biết mình sắp chuyển dạ hay chưa. Khi nhận thấy ngày đó sắp đến, mẹ nên lên kế hoạch cụ thể, đồng thời sắp xếp mọi thứ ở tư thế sẵn sàng, những việc mình cần làm, bệnh viện dự sinh và người sẽ hỗ trợ mình lúc ấy.
4.4. Chuẩn bị đồ dùng cần cho mẹ và bé
Một điều rất quan trọng trước khi có dấu hiệu chuyển dạ nữa đó là hành lý cho hai mẹ con để “chiến đấu”. Bạn cần biết túi đồ đi sinh của mình đã đầy đủ chưa. Để chuyến đi từ nhà đến viện không gấp gáp hay quên trước quên sau, bạn nên thu dọn mọi thứ vào trong một chiếc túi, để sẵn sàng đó. Đặc biệt, nếu sinh mổ thì đồ dùng phải nhiều hơn.
4.5. Học hỏi kinh nghiệm của các mẹ đã sinh con trước đó
Với nhưng ai cảm thấy sợ và không tự tin, bạn có thể tham khảo kinh nghiệm sinh đẻ của một số mẹ đã sinh con trước đó về các vấn đề như: són tiểu, phù nề, rạn da, chứng trầm cảm sau sinh,… Tất nhiên không phải mẹ bầu nào cũng có những biểu hiện giống nhau song nếu biết trước, bạn sẽ đón nhận các khó khăn đó dễ hơn cũng như có cách xử lý tốt khi gặp phải.
8 dấu hiệu chuyển dạ trên được cho là tiêu biểu nhất, có thể một số mẹ sẽ không gặp hết. Tuy nhiên thực tế luôn đòi hỏi các mẹ phải nắm rõ và theo dõi sát sao những biểu hiện, để có cách ứng phó tốt, hạn chế những rủi ro có thể xảy ra. Hy vọng với những thông tin mà Chuyên mục Sinh con của chia sẻ, sẽ giúp mẹ thêm bình tĩnh, có thêm hành trang vững chắc đón con yêu chào đời, chúc bạn “mẹ tròn con vuông”.
Nguyễn Diên tổng hợp