4 bước xử lý khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân để nhanh giảm đau cầm máu

0
54

Trẻ nhỏ rất hiếu động nên dễ bị ngã và dập sưng dập ngón tay, ngón chân. Trong trường hợp này mẹ cần phải xử lý nhanh để giúp trẻ cầm máu, giảm đau.

Dưới đây là các bước xử lý nhanh khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân mẹ nên biết:

Bước 1: Nâng cao vùng da tổn thương

Cần nâng cao ngón tay bị dập

Việc giảm đau trong 48 giờ đối với vết bầm dập ở ngón tay, ngón chân rất quan trọng. Nó sẽ giúp bé ít bị sưng to và tổn thương đầu ngón tay hoặc ngón chân. Do đó, ngay sau khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân các mẹ cần phải nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và giảm sưng, phù nề bằng cách dùng chăn hoặc gối để kê.

Bước 2: Chườm đá giảm sưng và đau

Sau khi hoàn thành bước 1, mẹ nhanh chóng lấy đá và đựng vào túi nilon hoặc một chiếc khăn mỏng chườm lên trên vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không dùng đá trực tiếp chườm lên da vì có thể gây bỏng da.

Liên tục chườm và giữ đá trên vùng tổn thương ở ngón tay, ngón chân khoảng 20 phút và thực hiện đều đặn việc chườm đá 1 – 2 lần trong 24 giờ đầu và 3 – 4 lần khi bước sang ngày thứ 2.

Bước 3: Kiểm tra xem bé có gẫy xương tay, bong móng

Sau khi giảm đau tạm thời cho bé, mẹ cần phải kiểm tra xem bé có bị gẫy xương không bằng cách yêu cầu bé cử động ngón tay. Lúc này, bé có thể khó khăn trong việc cử động, tuy nhiên nếu bé vẫn có thể cử động được thì có nghĩa là mới bị sưng phù nề vừa chưa quá nguy hiểm.

Ngoài ra, mẹ cũng đừng quên kiểm tra xem móng tay có bị bong hay không. Thông thường, nếu móng không bị bong mà bị tím thì bé sẽ có nguy cơ phải thay móng tay trong tương lai.

Bước 4: Cho bé uống thuốc giảm đau

Bé sẽ giảm đau nhờ thuốc giảm đau

Khi vùng ngón tay hoặc ngón chân bị dập bầm tím, bé sẽ rất đau và mẹ buộc phải cho bé uống thuốc giảm đau sau khi thực hiện các bước trên. Các bước sơ cứu ở trên sẽ giúp bé giảm đau tạm thời và tránh cho vết thương bị sưng và phù nề nghiêm trọng hơn. Do đó, mẹ vẫn phải cho bé tới bệnh viện và kiểm ra vết thương và chỉ định uống thuốc giảm đau. Do đầu ngón tay, ngón chân là nơi tâp trung nhiều mút dây thần kinh, các cơ quan cảm thụ nên bé sẽ cảm thấy rất đau đớn.

Đó là lí do, nếu mẹ không cho bé uống thuốc giảm đau, bé có thể sẽ phải chịu cơn đau này từ 1 tuần trở lên, thậm chí cả tháng. Đặc biệt, uống thuốc giảm đau do bác sĩ kê đơn còn giúp bé chống viêm ngón tay và giúp ngón tay nhanh chóng trở lại như cũ, không bị hoại tử.

Khi nào phải đưa bé đi cấp cứu ngay

Sau khi sơ cứu tạm thời và đưa bé đi khám bác sĩ, mẹ cũng cần phải tiếp tục theo dõi tình trạng sưng, phù nề ngón tay, ngón chân của bé. Trong trường hợp, nếu ngón tay, ngón chân vẫn sưng to, trẻ đau đớn nhiều, móng bị bong ra ngoài, chảy máu, có hiện tượng gẫy ngón tay thì mẹ cần yêu cầu trẻ hạn chế cử động ngón tay, ngón chân và đưa trẻ khám cấp cứu ngay.

(Tổng hợp)

Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận