Với nhiều người, khi cho con bú bằng sữa mẹ đã gặp không ít các vấn đề xảy ra với “nguồn sữa” khiến mẹ lo lắng, bối rối. Dưới đây là những giải pháp cho các rắc rối như tắc sữa, tưa đầu vú, căng tức vú… mà không ít các mẹ sau sinh và cho con bú đã trải qua.
1. Đầu vú gặp vấn đề
Các vấn đề thường gặp nhất của đầu vú là sưng, nứt hay đầu vú bị chảy máu. Thường nguyên nhân là do mẹ cho bé bú không đúng cách hoặc mẹ bơm hút sữa không đúng cách khiến đầu vú bị tổn thương.
Vì vậy khi mẹ gặp hiện trạng này đầu tiên mẹ cần hạn chế cho bé bú để núm vú có thời gian hồi phục. Sau mỗi lần bé bú xong mẹ nên vệ sinh sạch vú để tránh nhiễm trùng đồng thời điều chỉnh lại tư thế để bé bú cho đúng không gây đau nữa. Nếu mẹ quá đau thì nên nặn sữa ra ngoài để đút cho con và đi bác sĩ để đươc chỉ định điều trị phù hợp.
2. Tắc sữa
Sữa mẹ là tốt nhất cho sức khỏe trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Không ít mẹ rơi vào tình trạng vú bị cương sữa nhưng sữa lại không chảy ra để cho bé bú. Lúc này mẹ đã bị tắc sữa. Nếu nguyên nhân tắc sữa là do các vẩy đóng kết ở đầu vú thì mẹ nên lấy ra khi vú đã được bé ngậm mềm.
Nếu sữa bị tắc do đã vón cục bên trong vú, gây cộm và sưng thậm chí gây viêm vú thì mẹ nên massage vú nhẹ nhàng với khăn ấm. Ngoài ra, để phòng tránh tắc sữa mẹ nên cho bé bú thường xuyên, nếu bé không bú hết thì nên vắt lượng sữa thừa ra ngoài để tránh gây ứ sữa, tắc sữa bên trong vú.
3. Tưa đầu vú
Tưa đầu vú hay còn biết đến như hiện tượng nhiễm nấm ở đầu vú. Nấm thường khiến đầu vú bong ra, gây ngứa và sưng.
Nguyên nhân thường là do mẹ bị lây nấm từ khoang miệng của bé. Lúc này trong miệng bé cũng xuất hiện các đốm trắng nấm tương tự trên đầu vú của mẹ.
Việc điều trị lúc này cần được tiến hành trên cả mẹ và bé để kiểm soát bệnh.
4. Căng tức vú
Vú của mẹ thường có cảm giác căng tức khi xuống sữa sau vài ngày sinh con. Đây là hiện tượng bình thường và sẽ hết sau vài ngày.
Ngoài ra, mẹ cũng sẽ cảm thấy căng tức khi tiết sữa quá nhiều mà chưa kịp cho con bú. Lúc này mẹ cần vắt sữa ra ngoài để giảm áp lực cho vú.
Một số các cách khác làm giảm sự căng vú vì tích sữa có thể áp dụng như massage vú khi cho bé bú, chườm khăn lạnh hoặc lá cải lên vú khi thấy bị căng tức, cởi bỏ áo ngực và đổi các tư thế thoải mái khi cho bé bú.
Nếu bé bú đúng cách sẽ không làm đau mẹ.
5. Chảy sữa
Nhiều mẹ quá nhiều sữa, khiến cho sữa chảy… không kiểm soát được. Việc này khiến áo mẹ luôn dây sữa và trông không được vệ sinh. Để hạn chế điều này mẹ nên cho bé bú thường xuyên, đồng thời có thể dùng miếng lót ngực để hứng sữa chảy ra tránh gây ảnh hưởng đên vẻ ngoài của mình.
6. Các vấn đề về sữa
Thường có hai vấn đề về sữa khiến mẹ đau đầu là sữa quá ít hoặc sữa quá nhiều.
Để cải thiện cả hai tình trạng này mẹ cần tập cho bé bú đúng cách để kích thích sữa ra một cách đều đặn và phù hợp.
Nếu mẹ dư sữa thì có thể vắt ra, trữ đông để cho bé uống sau đó. Tuy nhiên mẹ đừng vắt quá nhiều hay vắt giữa các lần cho bé bú, vì như vậy vô tình bạn đã gia tăng các kích thích khiến sữa ra nhiều hơn.
7. Phun sữa
Một số mẹ lại gặp tình trạng phun sữa. Nghĩa là sữa phun rất mạnh ra ngoài theo từng tia khiến bé bị ngộp và không muốn bú nữa.
Nguyên nhân là do sữa quá nhiều nên mẹ cần vắt bỏ bớt sữa trước khi cho con bú.
8. Áp xe vú
Đây là bệnh về vú do các vi khuẩn gây ra. Lúc mày mẹ có thể bị sốt, bị đau nhức bên trong tuyến vú, vú sưng to và mẹ còn có thể cảm thấy đau ở các vùng cơ xung quanh như cánh tay và cảm thấy đau dầu…
Để tránh bệnh này mẹ cần giữ vệ sinh vùng vú sạch sẽ, trách các tổn thương trên đầu vú, ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Khi phát bệnh mẹ nên đến bệnh viện để được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
Nếu mẹ bị đau vú thì nên vắt sữa ra bình cho con bú.
9. Núm ti lộn vào trong
Tuy trông không được bình thường nhưng mẹ có thể dễ dàng xử lý bằng cách điều chỉnh lại đầu ti bằng tay khi cho bé bú.
10. Đau sau khi cho bé bú
Mẹ có thể bị đau ngay sau khi cho bé bú. Nguyên nhân là vì lúc này sữa vẫn tiếp tục tiết ra, do đó để giảm triệu chứng này mẹ nên cho bé bú lâu hơn ở mỗi bên.
11. Căng bên dưới núm vú
Núm vú của mẹ trở nên căng cứng do sữa trong các khoang xốp của ngực bị tràn. Điều này khiến bé chỉ có thể ngậm được phần đầu vú và mút, khiến cho đầu vú dễ bị tổn thương. Vì vậy, nếu mẹ cảm thấy bên dưới núm vú trở căng thì nên dùng tay ép đẩy sữa ra ngoài để vú trở về bình thường.
(Tổng hợp)