Biểu hiện có thai sớm nhất sẽ giúp cho chị em phụ nữ nhận biết được, thiên thần nhỏ của mình đã xuất hiện. Bài viết của dưới đây tổng hợp 11 biểu hiện sớm dễ nhận thấy, cùng các dấu hiệu cần lưu ý mà nhờ đó, chị em có thể chăm sóc sức khỏe thai kỳ của mình chu đáo hơn, tốt hơn. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem nhé.
1. Những biểu hiện có thai sớm nhất
Khi cơ thể mẹ chào đón bé yêu đang hình thành và phát triển thì mẹ có sự thay đổi về sinh lý học, nội tiết học và cả về cơ thể học. Các biểu hiện có thai sớm nhất mà mẹ có thể nhận biết được đó là:
1.1 Cảm giác mệt mỏi
Mẹ có cảm giác mệt mỏi toàn thân, đau đầu chóng mặt và buồn ngủ. Nguyên nhân là sau khi trứng đã được thụ tinh, nồng độ progesteron tăng cao làm giãn các cơ trơn, giúp cho trứng được thụ tinh di chuyển vô buồng tử cung làm tổ (bình thường trứng thụ tinh tại 1/3 ngoài vòi trứng) và nuôi dưỡng trứng thụ tinh trở thành phôi thai.
1.2 Ngực căng và đau hơn
Tăng nội tiết tố progesteron sau thụ thai làm cho các nang tuyến vú phát triển, chuẩn bị cho việc tiết sữa sau này. Trong thời gian này, nhũ hoa rất nhạy cảm và dường như không thể chịu đựng được va chạm. Ngoài ra, nhiều chị em chia sẻ thêm rằng họ quan sát thấy các tĩnh mạch ở ngực giãn nở ra, quầng vú cũng sẫm màu hơn. Dấu hiệu căng và đau 2 bầu vú kéo dài từ tuần đầu tiên sang tuần thứ 6.
1.3 Thân nhiệt của mẹ tăng
Khi nội tiết tố tăng và sự gia tăng lượng máu lưu thông trong cơ thể thì cơ thể phụ nữ cũng tăng 0,5 độ C. Dấu hiệu này xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên khi thụ thai thành và có thể kéo dài trong 3 tháng đầu.
1.4 Đau trằn bụng dưới hoặc đau lưng
Đây là tình trạng do tử cung to và mềm ra để chuẩn bị cho trứng thụ tinh làm tổ, nên cảm giác có dấu hiệu này. Cơn đau này thường kéo dài dọc sống lưng và ngày một khó chịu.
1.5 Xuất hiện huyết âm đạo nhưng rất ít
Khi trứng thụ tinh di chuyển vào buồng tử cung để làm tổ, trứng thụ tinh sẽ chui xuống lớp niêm mạc dày của buồng tử cung gọi là hiện tượng cấy ghép, sẽ gây ra xuất huyết ít còn gọi máu báo thai . So với kỳ kinh nguyệt bình thường thì việc ra máu này thường chỉ kéo dài một hoặc hai ngày.
1.6 Ăn uống thay đổi
Mẹ có cảm giác thèm ăn những món ăn lạ như thèm ăn chua nhiều, thèm ăn chè ngọt nhiều … vì khi đó thai nhi làm thay đổi hệ thần kinh giao cảm của mẹ gây ra thay đổi cách ăn uống hàng ngày của mẹ. Dấu hiệu này xuất hiện ngay trong tuần đầu tiên có thai và có thể kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ.
1.7 Buồn nôn và ốm nghén
Trong giai đoạn mang thai, mẹ ngửi thấy mùi thức ăn hay sau khi ăn thì có cảm giác buồn nôn và nôn. Dấu hiệu này cũng thường kéo dài trong 3 tháng đầu thai kỳ . Điều này giúp mẹ tránh được những loại thực phẩm ảnh hưởng xấu cho thai nhi, đặc biệt là khi em bé đang hình thành các cơ quan quan trọng.
1.8 Đi tiểu nhiều
Mẹ có cảm giác đi tiểu nhiều lần trong ngày, trung bình 4 – 6 lần/ngày. Vì khi mẹ có thai sẽ kích thích bàng quang phát triển và chèn ép lên bàng quang làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn, dấu hiệu xảy ra thường xuyên và xuất hiện ở hầu hết chị em khi có thai.
1.9 Co thắt cổ tử cung
Trong thời gian đầu khi mang thai tử cung thường to lên và bị co thắt là do nó bị căng và có sự gia tăng đột biến các hormone. Đây là dấu hiệu mang thai phổ biến mà mẹ nên phát hiện sớm.
1.10 Dịch âm đạo thay đổi và ra nhiều
Đây là một cơ chế bảo vệ tự động của cơ thể để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Là một trong những phản ứng sinh lý sớm nhất khi có thai là sự gia tăng lượng chất nhầy từ âm đạo. Dịch nhầy này thường có màu trắng đục.
1.11 Trễ kinh
Khi thụ thai thành công, phôi thai sẽ di chuyển vào buồng tử cung làm tổ, các lớp niêm mạc ở tử cung dày lên để tạo điểm bám vững chắc cho phôi thai khiến cho hiện tượng kinh nguyệt không diễn ra nữa. Vì khi đó cơ thể sản sinh hormone hCG giúp cơ thể duy trì được thai kỳ và làm buồng trứng giảm bớt sự tích trứng mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
2. Cách khắc phục những khó chịu gắn với biểu hiện có thai
Có nhiều biện pháp giúp mẹ giảm khó chịu bởi những biểu hiện có thai gây ra cho mẹ, hãy cùng tìm hiểu và áp dụng xem nhé.
- Đi bộ, vận động tay chân, tập yoga,…. mỗi ngày. Đặc biệt là bài tập Kegel.
- Bổ sung canxi, magie trong khẩu phần ăn.
- Massage các bắp chân và đùi và làm nóng các cơ bắp.
- Mặc áo ngực rộng hơn và massage ngực nhẹ nhàng và sử dụng một túi chườm nóng hoặc chườm lạnh để giảm cảm giác căng tức ngực.
- Mặc quần áo rộng giúp cho cơ thể thoải mái.
- Cần ngủ đủ giấc, ngủ sâu vào ban đêm. Thêm 1-2 chiếc gối ôm để ngủ thoải mái, dễ chịu hơn.
- Không bị áp lực, căng thẳng, stress.
- Chị em có thể chia nhỏ bữa ăn trong ngày, tốt nhất nên ăn một ít bánh quy giòn hoặc bánh mì trước khi ra khỏi giường.
- Chị em nên ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn thịt, giảm ăn mặn và đừng quên uống nhiều nước. Điều này rất quan trọng với sức khỏe tứ khi có kế hoạch có con đến khi mang thai rồi sinh con, vì vậy chị em hãy thật kỹ lưỡng nhé.
- Uống trà gừng lỏng để giảm bớt cảm giác buồn nôn, bổ sung vitamin B6 hoặc B12 mỗi ngày.
- Chị em nên sử dụng khẩu trang y tế để giảm bớt tác động của mùi xung quanh.
- Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá và rượu và các chất kích thích khác.
- Hạn chế việc tiếp xúc với những hóa chất độc hại và chất tẩy rửa.
- Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, gia vị, có mùi.
- Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá và rượu và các chất kích thích khác.
3. Những biểu hiện có thai mà mẹ cần lưu ý
3.1 Những biểu hiện có thai có thể đang nguy hiểm
- Đau bụng hoặc đau vùng chậu nghiêm trọng.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau đầu hoặc ngất xỉu.
- Đi tiểu đau hoặc rát, hoặc đi tiểu ít hoặc không đi tiểu.
- Nôn mửa nghiêm trọng hoặc nôn mửa liên tục, hoặc nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt.
- Ớn lạnh hoặc sốt trên 40 độ C hoặc cao hơn.
- Khó thở, ho ra máu, hoặc đau ngực.
- Táo bón trầm trọng, kèm theo đau bụng hoặc tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ.
- Ngất xỉu, thường xuyên chóng mặt, nhịp tim nhanh, tim đập mạnh.
- Dưới đây là hai trường hợp mà mẹ cần lưu ý khi mang thai và xuất hiện các biểu hiện bất thường . Mẹ nên đến bác sĩ để kiểm tra tình hình sức khỏe cũng như thai nhi trong bụng.
3.2 Biểu hiện mang thai đôi hoặc đa thai
- Nồng độ hCG cao : Nồng độ hCG trong máu cao hơn 30-50% so với bình thường và khi sử dụng que thử thai để kiểm tra sẽ thấy rất rõ 2 vạch.
- Xét nghiệm AFT bất thường : Kết quả xét nghiệm dương tính hoặc cao có thể chỉ ra tình trạng đa thai.
- Bề cao tử cung : Chiều cao đỉnh bụng (tính từ đỉnh xương mu đến đỉnh tử cung hay đỉnh bụng) lớn hơn bình thường. Đây là dấu hiệu mang thai đôi hoặc đa thai mẹ cần biết .
- Tăng cân : Những phụ nữ mang thai đôi hoặc đa thai sẽ tăng nhiều hơn phụ nữ mang đơn thai chỉ khoảng 4,5 kg (10 pound).
- Ốm nghén quá mức : Mẹ bầu mang thai đôi hoặc đa thai bị ốm nghén nặng và nặng nhất là vào buổi sáng.
- Mệt mỏi quá mức : Cơ thể mẹ đang phải hoạt động cật lực để cung cấp dưỡng chất cho nhiều hơn 1 em bé nên sẽ khiến mẹ mệt mỏi hơn.
3.3 Biểu hiện mang thai ngoài tử cung
- Chậm kinh kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như đau bụng, đau lưng, chảy máu,…
- Máu báo thai có màu sẫm, thành đợt hoặc kéo dài sau một thời gian chậm kinh .
- Đau âm ỉ hố chậu hoặc cũng có thể đau từng cơn.
- Mẹ bầu bị chuột rút quá sớm, kèm theo dấu hiệu đau bụng.
- Chị em đều cảm thấy rất khó chịu ở vùng bụng dưới, đôi khi còn xuất hiện tình trạng tiêu chảy, dù bụng chướng và cả đau bụng.
- Nồng độ hCG giảm dần hoặc tăng chậm và thậm chí gần như không tăng, thì khả năng thai ngoài tử cung là có thể xảy ra.
- Mệt mỏi của mẹ còn kèm theo cảm giác đau vai và gáy, mệt mỏi tăng lên, kèm theo tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ù tai,…
11 biểu hiện có thai sớm nhất trên đây trong đó có nhiều biểu hiện gặp đa phần ở phụ nữ, hy vọng sẽ giúp bạn cũng sớm nhận ra việc một em bé đã xuất hiện trong lòng mình. Bên cạnh đó, các dấu hiệu đi kèm khác liên quan đến những tình trạng có khả năng đang gặp nguy hiểm hoặc cần chăm sóc đặc biệt, cũng phần nào giúp chị em kịp thời xử lý. Khi nhận biết và nghi ngờ là dấu hiệu có thai , chị em hãy dùng que thử thai và đi siêu âm sớm – vì đây là hai phương pháp kiểm tra chính xác nhất, để chị em chắc chắn về tình trạng mang thai của mình, nhằm có kế hoạch chăm sóc thai kỳ sao cho thật chu đáo, ngay từ những ngày đầu nhé.
Chi Lê tổng hợp