Mặc dù, chị em vẫn thường được báo trước ngày dự sinh, tuy nhiên trên thực tế thời gian sinh có thể sớm hoặc muộn hơn dự sinh khoảng 10 ngày.
Với những sản phụ ở xa trung tâm y tế, dịch vụ y tế có thể gặp phải trường hợp chuyển dạ, sinh gấp tại nhà.
Vậy trong trường hợp khẩn này, gia đình và người thân cần chuẩn bị những gì và làm như thế nào để giúp mẹ tròn còn vuông? Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ một số điều cần biết khi gặp ca sinh gấp mà không kịp đến bệnh viện.
Những vật dụng cần thiết cho ca sinh thường khẩn tại nhà
Cần chuẩn bi sẵn khăn bông, khăn tã, quần áo trẻ sơ sinh mua trước đó 2 tháng, tất cả đều được giặt sạch.
Dụng cụ y tế gồm: bông y tế, thuốc sát trùng, cồn y tế, khăn nhựa trải bàn, chăm ấm, bàn…
Các bước tiến hành đỡ đẻ như sau:
Bước 1:Chồng hoặc người thân cần giữ bình tĩnh, tự trấn an tinh thần và động viện, an ủi giúp đỡ sản phụ yên tâm.
Bước 2:Nhấc máy và gọi xe cấp cứu hoặc dịch vụ y tế gần nhất báo cấp cứu kịp thời.
Hiểu biết về kiến thức tiền sản giúp bạn tự tin sinh con tại nhà
Bước 3:Trong lúc chờ xe cấp cứu hay chờ sự trợ giúp của bác sỹ, bà đỡ nên hướng dẫn sản phụ thở hổn hển để tránh rặn non đẩy thai, làm mất sức của mẹ và không tốt cho em bé.
Bước 4:Dùng cồn y tế, thuốc sát trùng hoặc xà bông làm sạch vùng âm đạo của sản phụ.
Bước 5:Dùng khăn nhựa trải bàn lót bên dưới cho sản phụ nằm. Sau đó, lấy chậu lớn vừa đủ đặt dưới vùng âm đạo để hứng nước ối và máu của sản phụ.
Bước 6:Đưa sản phụ lên giường hoặc bàn, nâng mông sản phụ lên cao, hai tay sản phụ đặt dưới bắp đùi nhằm giữ cho đùi được nâng lên.
Hoặc dùng hai ghế để đặt hai chân sản phụ lên đó. Đặt một chiếc đệm lót dưới vai và đầu để sản phụ dễ dàng sinh nở hơn.
Trong thời gian chờ xe cấp cứu và bác sỹ chuyên khoa đến hỗ trợ, nếu chưa thấy đầu em bé lộ ra thì ca sinh sẽ diễn ra chậm hơn. Lúc này, nên để sản phụ nằm thẳng cho đến khi các bác sỹ đến kịp.
Bước 7:Khi thấy đầu em bé nhô ra, hướng dẫn sản phụ thở hổn hển không rặn..Sau đó, dùng tay áp nhẹ vào đáy chậu là vùng giữa hậu môn và âm đạo để tạo áp lực ngược với người mẹ ngăn không cho em bé lọt ra đột ngột.
Cha mẹ nên học kiến thức nuôi con để chăm sóc em bé lúc sinh ra tốt nhất
Không dùng tay để lôi đầu em bé ra mà nên nên để em bé ra từ từ. Nếu dây rốn quấn vào cổ em bé, hãy dùng ngón tay móc ra khỏi đầu em bé.
Bước 8:Dùng hai tay đỡ đầu em bé thật nhẹ nhàng, ấn xuống, và yêu cầu sản phụ rặn mạnh để đẩy thai ra, đỡ vai của trẻ.
Lưu ý: khi vai lọt ra ngoài bạn nâng đầu thật cẩn thận, chú ý vai sau của trẻ. Khi hai vai đã ra ngoài thì phần còn lại sẽ tự lọt ra dễ dàng hơn.
Bước 9:Đặt em bé lên bụng mẹ, nếu dây rốn dài thì đặt lên phía ngực mẹ. Sau đó, nhanh chóng quấn trẻ vào chiếc khăn tắm, vải hoặc tã lót sạch.
Bước 10:Không được cố kéo nhau ra. Nếu nhau ra sạch dùng khăn hoặc bao gói lại, không được cắt dây rốn mà cần chờ bác sỹ đến. Giữ ấm và thoải mái cho hai mẹ con trong lúc chờ các chuyên viên y tế đến hỗ trợ.
Trên đây là 10 bước tự sinh tại nhà cho mẹ sinh thường, các mẹ có thể tham khảo và áp dụng trong những trường hợp khẩn cấp.